Trung Quốc gặp đối thủ Su-35S: Cách Nga bán vũ khí

13/02/2016 09:03:49

Việc Indonesia xác nhận mua 10 chiếc Su-35S cho thấy Trung Quốc đang gặp đối thủ có tiêm kích mạnh tương đương với thế hệ 5 này.

Việc Indonesia xác nhận mua 10 chiếc Su-35S cho thấy Trung Quốc đang gặp đối thủ có tiêm kích mạnh tương đương với thế hệ 5 này.

Hãng thông tấn Antara dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu cho biết Indonesia đã đồng ý mua 10 tiêm kích Su-35S của Nga. Thỏa thuận này sẽ được Indonesia ký kết trong chuyến thăm thủ đô Moscow (Nga) vào tháng 3/2016.

Ngay từ tháng 9/2015, ông Ryamizard từng tuyên bố rằng một quyết định mua chiến đấu cơ mới của Nga đã được thực hiện: "Một quyết định đã được thực hiện để thay thế các máy bay chiến đấu F-5 lỗi thời và mua máy bay Nga thay cho chúng. Việc mua sắm sẽ được thực hiện dần dần, phụ thuộc vào khả năng tài chính của chính phủ đất nước".

Trong khi đó hồi tháng 1/2016, Đại sứ Indonesia tại Nga, ông Djauhari Oratmangun nói với các phương tiện truyền thông Nga rằng "các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra. Bộ trưởng Quốc phòng muốn thăm Nga vào tháng 4 để tiếp tục thảo luận". Tuy nhiên, thời điểm đàm phán đã được đẩy lên sớm hơn.

Theo kế hoạch ban đầu, Indonesia dự định mua khoảng 16 chiếc Su-35S. "Bộ Quốc phòng đã đồng ý mua một phi đội máy bay Su-35S", ông Ryamizard tuyên bố hồi tháng 9/2015.

Tiêm kích Su-35S thử nghiệm với vũ khí.


Để bản hợp đồng được ký kết thuận lợi, một hội nghị hợp tác kỹ thuật quân sự liên thông đã diễn ra hồi cuối tháng 9/2015 ở Jakarta để thảo luận chi tiết về hợp đồng, bao gồm cả chuyển giao công nghệ. (Indonesia đưa ra yêu cầu rằng ít nhất 35% công nghệ của máy bay Su-35 sẽ phải được chuyển giao theo một phần của thỏa thuận).

Trước khi Indonesia đặt bút ký vào bản hợp đồng Su-35S với Nga, Defense News trích dẫn một nguồn tin từ nội bộ Nga cho biết Moscow và New Delhi đã kí một thoả thuận nhằm thiết kế phiên bản mà Nga gọi là "thế hệ thứ 5" của chiến đấu cơ Su-35 tại Ấn Độ.

CEO của tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rostec Nga Sergey Chemezov cho biết: “Chúng tôi đã thảo luận và kí những điều khoản chung cho chiếc Su-35 mới. Hiện tại Nga-Ấn Độ đang nghiên cứu về thiết kế và khung gầm thích hợp cho thế hệ thứ 5 của mẫu máy bay này”.

Việc chuyển từ Su-35 thế hệ thứ 4 hiện đang phục vụ trong Không quân Nga, sang Su-35S "thế hệ thứ 5" sẽ cần một sự nâng cấp không hề nhỏ. Trang mạng Defense News cũng đã tỏ ra nghi ngờ về khả năng của Su-35S sánh ngang với F-35 của Mỹ.

Sự khác biệt giữa Su-35 và Su-35S

Theo nguồn tin từ Tổ hợp quân sự Nga, biến thể máy bay chiến đấu Su-35S thuộc thế hệ thứ 5 sẽ sở hữu sức mạnh tương đương với các dòng máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor và F-35 Lightning II.

Kể cả các biến thể Su-35 thế hệ 4++ đang được Không quân Nga trang bị cũng như các biến thể Su-35 mà Trung Quốc đang muốn đặt mua. Điều này có nghĩa là, tính năng máy bay chiến đấu sẽ được tăng cường gấp vài lần. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa rõ điểm khác biệt cụ thể giữa Su-35 và Su-35S.

Mặc dù vậy, theo một số chuyên gia quân sự Trung Quốc trả lời phỏng vấn tờ Hoàn Cầu cho biết, nhiều khả năng biến thể máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-35S sẽ được phát triển dựa trên tiêm kích đa năng Su-30MKI. Vì vậy, khả năng tàng hình của Su-35S chắc chắn cũng sẽ bị hạn chế do thiết kế của nó.

Theo Hoàn Cầu, khi khả năng tàng hình của một số dòng máy bay thế hệ thứ 5 trên thế giới đều phụ thuộc vào lớp vật liệu tàng hình chống bức xạ của sóng radar và thiết kế khí động học đặc biệt điển hình như máy bay chiến đấu tàng hình F-22, F-35 của Mỹ và T-50 của Nga.

Trong khi đó các dòng máy bay tiêm kích đa năng như Su-30 hay Su-35 lại không được Sukhoi thiết kế để có thể tàng hình hoàn toàn trước hệ thống radar của đối phương. Do đó, về cơ bản nó không có khác biệt nhiều với phiên bản Su-35.

Su-35 là tiêm kích thế hệ 4++, được trang bị động cơ có điều khiển vec tơ lực đẩy đa chiều, Su-35 đạt sự cơ động tốt nhất trên không mà các máy bay khác không có được.

Thân máy bay được gia cố hợp kim Titan, cùng thiết kế 3 cánh nổi tiếng là cánh nhỏ phía trước, cánh chính và cánh đuôi bằng phía sau, khiến Su-35 có khả năng cơ với tốc độ tối đa lên tới 2,25Mach.

Hệ thống vũ khí của Su-35 hiện đại và đa dạng, gồm tên lửa đối không, đối hải và đối đất, vũ khí có điều khiển và không có điều khiển. Với 12 điểm treo, tải trọng chiến đấu của Su-35 có thể lên đến 8 tấn.

Với mô hình thiết kế vừa sục sạo vừa theo dõi, Su-35 có thể cùng lúc bắt chết 30 mục tiêu và đồng loạt phóng 8 quả tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động, để tấn công 8 mục tiêu khác nhau.

Theo Chúc Sơn (Đất Việt)

Nổi bật