Trước đó, ngày 16/10/2021, tàu vũ trụ Thần Châu 13 đã được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền tại Tây Bắc Trung Quốc bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 2F, mang theo 3 nhà du hành với nhiệm vụ xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung.
Các nhà du hành ở trên vũ trụ 6 tháng, khoảng thời gian dài nhất đối với các nhà du hành vũ trụ Trung Quốc.
Khoảng 30 triệu cư dân mạng Trung Quốc đã tham gia vào các cuộc thảo luận trực tuyến về sự kiện này và đã gửi những thông điệp bày tỏ sự quan tâm đến ba nhà du hành vũ trụ.
Một số người tò mò khi nhìn thấy những hình ảnh mới nhất của ba phi hành với khuôn mặt sưng húp trước ống kính.
"Trong điều kiện không trọng lực, chất lỏng bên trong cơ thể sẽ đi lên mặt và đầu của các phi hành gia, khiến mặt họ trông sưng tấy. Đây là hiện tượng phổ biến không chỉ đối với các phi hành gia Trung Quốc mà đối với mọi phi hành gia trên thế giới", Pang Zhihao, chuyên gia vũ trụ cấp cao có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết.
Theo kế hoạch, các phi hành gia Trung Quốc sẽ thực hiện từ 2 - 3 hoạt động bên ngoài tàu vũ trụ, lắp đặt các thiết bị quan trọng cho cánh tay cơ học cũng như các thí nghiệm và ứng dụng khoa học khác nhau.
Trung Quốc bắt đầu xây dựng trạm vũ trụ từ tháng 4 năm nay với việc phóng Thiên Hoà – module lớn nhất trong 3 module của trạm – lên quỹ đạo. Có kích thước lớn hơn một chiếc xe buýt, Thiên Hoà sẽ là không gian sống của các phi hành gia sau khi trạm vũ trụ hoàn tất.
Theo Hà Thu (Tiền Phong)