Theo Trung tâm Dự báo Thời tiết Vũ trụ (SWPC) thuộc Cơ quan Biển và Khí hậu Quốc gia Mỹ (NOAA), sau nhiều tháng gián đoạn, Mặt trời lại "thức giấc" với một đợt phun trào nhật hoa, hay còn gọi là bão Mặt Trời, vào ngày 7/12 với một phần hướng đến Trái Đất.
Một phần đợt sóng vật chất ở dạng plasma cùng từ trường được dự kiến đến bầu khí quyển Trái Đất vào các đêm 9/12 và 10/12 ở Bán cầu Bắc, tạo hiện tượng "bão từ" và sẽ duy trì trong 1-2 ngày tới.
Các chuyên gia cảnh báo cơn bão từ này có thể làm gián đoạn các tín hiệu truyền thông, định vị GPS và ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện. NOAA cũng dự báo khả năng cơn bão đạt mức độ mạnh "nếu từ trường đi kèm theo gió Mặt trời kết nối tốt với từ trường Trái đất".
Đợt bão này còn tạo ra hiện tượng cực quang, vốn tường chỉ được nhìn thấy trong khu vực Vòng Cực Bắc, xa hơn về phía Nam. Các hạt vật chất và từ trường giải phóng từ Mặt trời sẽ giải phóng các hạt trong khí quyển Trái đất, kích hoạt các lượng tử ánh sáng từ oxy và nitơ trong tầng cao của khí quyển.
Hệ quả là người ngắm sao tại nhiều thành phố Mỹ như Chicago, Detroit, Boston và Seattle sẽ có cơ hội nhìn thấy hiện tượng kỳ ảo trên bầu trời đêm.
Màu sắt thường thấy nhất của hiện tượng quang học này là xanh dương dạ quang. Tuy nhiên, vùng khí quyển khu vực cũng có thể kết hợp với vật chất từ bão Mặt Trời và tạo ra nhiều màu sắc khác như đỏ, hồng, xanh dương và tím.
Biên Thùy (Nguoiduatin.vn)