Tốn 20 năm cuộc đời đào trộm mộ, người đàn ông chưa kịp hưởng phú quý bỗng bị tóm cổ mất trắng, tất cả là do 2 chữ... tin đồn

15/10/2021 22:08:04

Trung Quốc phong kiến từng có một người đàn ông dành cả 20 năm để đào trộm một ngôi mộ cổ thuộc về nhân vật lịch sử nổi danh. Thế nhưng, chưa thể hưởng được vinh hoa phú quý thì lại bị quan phủ bắt về xử tội.

Theo "Sở Đạo Phát Á Phụ Chủng" ghi chép, Giả Hồ là người thời triều Nguyên, suốt ngày chỉ biết ăn không ngồi rồi tính kế để "một đêm phát tài". Một ngày nọ, Giả Hồ nghe được làm nghề trộm mộ có thể kiếm rất nhiều tiền. Thế là ông quyết định trở thành một tên "đạo mộ tặc".

Tốn 20 năm cuộc đời đào trộm mộ, người đàn ông chưa kịp hưởng phú quý bỗng bị tóm cổ mất trắng, tất cả là do 2 chữ... tin đồn

Ban đầu, Giả Hồ chỉ khai quật một vài mộ huyệt nhỏ. Nhưng càng làm thì Giả Hồ càng cảm thấy những gì kiếm được không hề thỏa mãn tham vọng nên ông bắt đầu tìm kiếm những ngôi mộ lớn hơn để xuống tay.

Sau một thời gian dài tìm kiếm, Giả Hồ cuối cùng cũng phát hiện được một ngôi mộ tẩm vô cùng đặc biệt trên một ngọn núi ở Từ Châu. Sau quá trình tìm hiểu, Giả Hồ cho rằng đây có thể là lăng mộ của Á Phụ Phạm Tăng và tin tưởng bên trong sẽ chứa vô số ngọc ngà châu báu.

Giả Hồ tin vào điều này cũng dễ hiểu vì Phạm Tăng là thuộc hạ đã lập được nhiều chiến công của Tây Sở Bá Vương - Hạng Vũ. Khi chết đi, Phạm Tăng chắc chắn sẽ chuẩn bị rất nhiều vật bồi táng quý giá để cùng mang theo qua thế giới bên kia.

Tốn 20 năm cuộc đời đào trộm mộ, người đàn ông chưa kịp hưởng phú quý bỗng bị tóm cổ mất trắng, tất cả là do 2 chữ... tin đồn - 1

Kế hoạch đạo mộ của Giả Hồ như sau: Đầu tiên, xây một căn nhà nhỏ ngay bên trên phần cổ mộ. Một là để Giả Hồ có nơi nương náu. Hai là dùng làm vật che mắt để người khác không thể phát hiện ông ta có hành vi trộm mộ. Giả Hồ không muốn cho người khác biết bên dưới là mộ tẩm của Phạm Tăng, vì ông e sợ sẽ bị người khác giành giật phần kho báu quý giá.

Ban ngày, Giả Hồ vẫn như thường lệ ngủ liền một mạch tới tối. Đêm đến, ông bắt đầu mang theo dụng cụ trộm mộ của mình để thực hiện kế hoạch.

Tốn 20 năm cuộc đời đào trộm mộ, người đàn ông chưa kịp hưởng phú quý bỗng bị tóm cổ mất trắng, tất cả là do 2 chữ... tin đồn - 2

Thế nhưng, mọi chuyện lại không hề dễ dàng như Giả Hồ đã tưởng tượng. Vì ngôi mộ cổ có kết cấu bằng gạch đá lát nên vô cùng kiên cố. Với công cụ thô sơ như hiện tại thì Giả Hồ không thể khai quật mộ cổ trong thời gian ngắn được.

Khó khăn là thế, nhưng Giả Hồ vẫn luôn kiên định rằng bên trong mộ có chứa kho tàng châu báu khổng lồ nên ông không muốn bỏ cuộc. Từ đó, Giả Hồ vẫn đào đào xới xới mỗi ngày và quá trình khai quật đã diễn ra liên tục suốt 20 năm liền.

Tốn 20 năm cuộc đời đào trộm mộ, người đàn ông chưa kịp hưởng phú quý bỗng bị tóm cổ mất trắng, tất cả là do 2 chữ... tin đồn - 3

Ông trời không phụ lòng người. Sau 20 năm ròng rã, ngôi mộ cổ đã dần dần xuất hiện trước mặt của Giả Hồ. Quả nhiên, trong mộ có chứa rất nhiều kim ngân bảo ngọc, còn có một số binh khí thời cổ đại. Dựa vào số bảo vật này, Giả Hồ có thể sống một đời sung sướng giàu sang về sau.

Tốn 20 năm cuộc đời đào trộm mộ, người đàn ông chưa kịp hưởng phú quý bỗng bị tóm cổ mất trắng, tất cả là do 2 chữ... tin đồn - 4
Ảnh minh họa.

Không lâu sau, Giả Hồ trở thành một nhân vật nổi danh trong giới đạo mộ.

Chiến tích đạo mộ của Giả Hồ bắt đầu lan truyện rộng khắp và rất nhanh sau đó đã đến tai của quan phủ địa phương. Ở thời cổ đại, trộm mộ là một hành vi vi phạm pháp luật. Một khi bị phát hiện thì người thủ phạm hiển nhiên phải bị nghiêm hình trị tội.

Quả nhiên, quan phủ đã tiến hành truy lùng và bắt được Giả Hồ về quy án, đồng thời thu hồi hết tất cả bảo vật trộm được. Cứ như thế, tâm huyết hơn 20 năm của Giả Hồ bỗng chốc tan thành mây khói.

Tốn 20 năm cuộc đời đào trộm mộ, người đàn ông chưa kịp hưởng phú quý bỗng bị tóm cổ mất trắng, tất cả là do 2 chữ... tin đồn - 5
Caption

Vậy thì, mộ cổ mà Giả Hồ đã khai quật hơn 20 năm rốt cuộc có phải là lăng mộ của Phạm Tăng hay không?

Sau quá trình kiểm tra kĩ lưỡng, chuyên gia khảo cổ đã phát hiện mộ chủ không phải là Phạm Tăng, mà là Đông Hán Sở Vương - Lưu Anh.

Một nguyên nhân khác để chuyên gia khẳng định nữa là: Phạm Tăng là nhân vật thuộc thời Hán Cao Tổ Lưu Bang. Thời bấy giờ, người ta vẫn chưa có cách xây dựng mộ táng bằng gạch đá lát như kết cấu của lăng mộ mà Giả Hồ đã khai quật.

(Nguồn: 163)

Theo Phan (Pháp Luật & Bạn Đọc)