Gần đây, chuyện các công ty mai mối ở Trung Quốc làm ăn không đạt hiệu quả dẫn đến những vụ kiện cào đang ngày càng thu hút sự quan tâm của dư luận nước này, đặc biệt là những vụ mai mối cho công dân Trung Quốc với người nước ngoài.
Mới đây nhất, ông Wu Zhimin đến thành phố Thạch Gia Trang, thủ phủ tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc cho biết, cách đây 2 năm ông có tìm đến một dịch vụ mai mối do một người đàn ông tên là Chen Junhong làm chủ để nhằm kiếm một nàng dâu cho con trai.
“Bạn bè và họ hàng đã giới thiệu cho con trai tôi nhiều cô gái, nhưng những gia đình này đều yêu cầu chúng tôi phải có xe và nhà riêng thì mới đồng ý cưới, nhưng điều kiện của chúng tôi lại không cho phép đáp ứng những điều đó.”, ông Wu nói trong cuộc phỏng vấn với Hebei Television.
“Một người mai mối họ Chen đã nói với tôi rằng dịch vụ của anh ấy có thể giới thiệu một phụ nữ nước ngoài cho con trai tôi,” ông Wu kể lại.
Vào ngày 8/10/2019, ông Wu đã ký một hợp đồng với công ty mai mối của Chen, trong đó cho biết họ sẽ hỗ trợ con trai ông Wu tìm vợ với mức phí giới thiệu là 150.000 tệ (khoảng 510 triệu đồng) và yêu cầu ông đặt cọc trước 30.000 tệ (100 triệu).
Trong bản hợp đồng nêu rõ, nếu việc mai mối không thành vì người phụ nữ không muốn tiến tới hôn nhân thì công ty của Chen sẽ trả lại số tiền đặt cọc cho ông Wu. Tuy nhiên nếu đám cưới không thể diễn ra do con trai ông Wu không chấp nhận với những ứng viên được giới thiệu, công ty của Chen sẽ trừ khoản chi phí đã dùng để mai mối và phần còn lại sẽ hoàn trả cho gia đình ông Wu.
Ông Wu cũng đã đưa ra những hóa đơn mà ông đã trả tiền đặt cọc và sau đó còn thanh toán hai lần với số tiền 40.000 tệ và 75.000 tệ cho công ty của Chen, với tổng số tiền là 145.000 nhân dân tệ (495 triệu đồng).
Anh trai ông Wu cho biết: “Em trai tôi đã phải vay mượn thêm 120.000 tệ (409 triệu đồng) để có thể chồng đủ tiền cho vụ mai mối này."
Tháng 11/2019, người mai mối sau đó đã đưa con trai ông Wu là Wu Yue đến Indonesia để gặp gỡ những người phụ nữ địa phương, trong số này anh Wu đã chọn được một người anh ấy thích và anh ấy nói rằng người con gái kia cũng thích anh Wu.
“Chúng tôi đã gặp nhau ba bốn lần, nhưng tôi không bao giờ đến nhà cô ấy vì người mai mối không cho tôi đi”, con trai ông Wu cho biết.
Sau khi người phụ nữ Indonesia đồng ý kết hôn, gia đình ông Wu đã mua cho cô "con dâu tương lai" ba chỉ vàng gồm một chiếc vòng vàng, một đôi bông tai vàng và một sợi dây chuyền vàng theo như truyền thống của Trung Quốc.
Tuy nhiên dù đã trang hoàng nhà cửa, sắm sửa đầy đủ cho lễ cưới nhưng đã 2 năm trôi qua mà cô dâu vẫn chưa xuất hiện.
"Khi người bên công ty mai mối nói rằng cô gái không thể đến Trung Quốc vì đại dịch và nói sẽ trả lại cho chúng tôi 20.000 tệ (69 triệu đồng), chúng tôi nghĩ rằng có thể mình đã bị lừa", ông Wu nói.
Về phần mình, Chen tự bào chữa rằng anh ta đã giới thiệu thành công hàng chục phụ nữ cho đàn ông Trung Quốc và chỉ thất bại “bảy hoặc tám lần”.
“Sẽ tốt hơn hết nếu chúng ta có thể giải quyết vấn đề thông qua việc ngồi "nói chuyện" với nhau.” Chen nói về trường hợp gia đình ông Wu. Nếu đàm phán không được, tôi có thể ra tòa và để thẩm phán quyết định số tiền tôi phải trả cho ông”, ông Chen nói với ông Wu.
Vụ việc này cũng là một lời nhắc nhở rằng vào năm 1994, Quốc vụ viện, cơ quan hành chính hàng đầu của Trung Quốc, đã ra thông báo cấm các dịch vụ mai mối chuyên nghiệp ở Trung Quốc nhắm vào các đối tác tiềm năng là người nước ngoài.
Trước đó, vào năm 1994, Quốc vụ viện Trung Quốc đã đưa ra lệnh cấm các dịch vụ mai mối chuyên nghiệp ở Trung Quốc giới thiệu đối tác là người nước ngoài.
Ông Chen cũng nói với Đài truyền hình Hà Bắc rằng ông biết quy định này. Song theo giải thích của mình, Chen cho biết luật chỉ “cấm giới thiệu phụ nữ Trung Quốc cho đàn ông ở châu Âu và Mỹ”. Cảnh sát địa phương đã mở một cuộc điều tra về vụ tranh chấp để xác định xem liệu nó có vi phạm bất kỳ quy định nào không.
Trường hợp của ông Wu được biết là không phải là duy nhất. Vào năm 2020, một người đàn ông ở tỉnh Phúc Kiến đã bị lừa hơn 80.000 tệ (hơn 270 triệu đồng) sau khi kết hôn với một phụ nữ Việt Nam họ Hồ, tuy nhiên người này đã bỏ trốn sau ba ngày và kết hôn với một người đàn ông khác.
Trước đó vào năm 2018, cảnh sát Quế Lâm đã mất 9 tháng để triệt phá một đường dây lừa đảo kết hôn xuyên biên giới liên quan đến 15 người và hơn 1,2 triệu tệ (tương đương 4 tỷ đồng).
QT (Nguoiduatin.vn)