60 thủy thủ tàu ngầm Việt Nam đã hoàn thành khóa huấn luyện kéo dài 6 tháng tại trường huấn luyện tàu ngầm INS Satavahana của Ấn Độ.
Một số thông tin từ phía Ấn Độ cho biết, khóa đào tạo 6 tháng của 60 sĩ quan và thủy thủ tàu ngầm vận hành tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam mới chỉ được tiếp cận những khóa học cơ bản về tàu ngầm.
Thủy thủ tàu ngầm Việt Nam. |
Trong chuyến thăm mới đây (5/6) của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ tướng Manohar Parrikar, phía Việt nam đã bày tỏ mong muốn phía Ấn Độ sẽ giúp đào tạo các sĩ quan và thủy thủ vận hành tàu ngầm của Việt Namcác kỹ năng chuyên sâu về các kỹ năng chiến thuật tác chiến chống ngầm tiên tiến. Đó là điều mà phía Việt Nam thực sự cần để có thể giúp làm chủ được lực lượng tàu ngầm, khi mà Việt Nam sắp được trang bị đầy đủ 6 tàu ngầm lớp Kilo 636 từ Nga theo hợp đồng được ký kết vào năm 2009.
Tàu ngầm lớp Kilo 636 được trang bị ngư lôi, mìn và tên lửa diện tàu chiến và các cơ sở trên mặt đất, đây là loại trang bị có thể giúp quốc gia sử dụng buộc kẻ thù phải trả giá đắt với một lực lượng nhỏ và vừa với chiến thuật du kích trên biển.
Tuy nhiên, việc vận hành tàu ngầm trong chiến thuật đánh du kích không hề đơn giản như việc sử dụng chiến thuật này trên bộ. Hải quân Nhân dân Việt Nam chưa bao giờ có một lực lượng tàu ngầm mới hiện đại như hiện nay, nhưng các kỹ năng chiến thuật tác chiến tàu ngầm thì phía Việt Nam đang ở mức gần bằng không. Do đó phía Việt Nam đang tìm tòi và học hỏi các kỹ năng này.
Theo báo chí Ấn Độ, Hải quân Ấn Độ đã được trang bị và vận hành tàu ngầm trong vùng biển nhiệt đới với kinh nghiệm trên 30 năm. Cần phải đào tạo cho các thủy thủ tàu ngầm Việt Nam các kỹ năng chiến thuật tác chiến tàu ngầm hiện đại, để họ có thể khai tác tốt nhất các ưu thế của tàu ngầm lớp Kilo khi tác chiến trên Biển Đông.
Tại Hà Nội ngày 3/9 vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thông báo việc cung cấp 500 triệu đô la tín dụng cho Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng song phương. Nhiều chi tiết còn chưa được hé lộ.
Tuy nhiên, Ấn Độ sẽ có thể cung cấp nhiều trang bị vũ khí mới cho Việt Nam, như tên lửa BrahMos, ngư lôi hạng nặng Varunastra, tàu tuần tra, các gói nâng cấp tàu chiến Petya, đào tạo phi công Việt Nam tại Ấn Độ, nâng cấp xe tăng T-54/55...
Và việc đào tạo chuyên sâu các kỹ năng tác chiến tàu ngầm cho hải quân Việt Nam cũng hết sức cần thiết, điều đó không chỉ giúp Hải quân Nhân dân Việt Nam có thể gây nên thiệt hại nặng cho kẻ xâm lược trên Biển Đông, mà thậm chí họ còn có thể đánh địch ngay tại sân sau của chúng. Không những thế, đây còn là cơ hội để Ấn Độ thêm "thép" và chính sách "hành động hướng Đông".
Theo Trung Nghĩa (Kienthuc.net.vn)