Theo chân bộ đội đặc công "luồn sâu, đánh hiểm"

22/12/2016 15:18:00

Đêm mưa lành lạnh, những chiến sỹ đặc công (Lữ đoàn 429, Binh chủng Đặc công) nguỵ trang tiến hành trinh sát địa hình.

Đêm mưa lành lạnh, những chiến sỹ đặc công (Lữ đoàn 429, Binh chủng Đặc công) nguỵ trang tiến hành trinh sát địa hình.

Trước mỗi lần diễn tập của bộ đội đặc công, luôn luôn có một lực lượng đi trước để trinh sát địa hình, dò đường đi nước bước nhằm tìm được con đường an toàn và ngắn nhất, giúp đồng đội bớt tiêu hao sinh lực và đạn dược trong chiến đấu, vừa nhanh chóng chiếm lĩnh mục tiêu.

Vì lẽ đó, khi được giao nhiệm vụ đi trinh sát địa hình mỗi trinh sát viên (TSV) đều luôn xác định cho mình một tâm thế là sắp bước vào một trận chiến đầy cam go, gian nan, vất vả thì mới có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Để định hướng trên thực địa và trinh sát địa hình chính xác, lính trinh sát đặc công phải biết kết hợp kiến thức chuyên ngành với kinh nghiệm thực tế và dân gian cùng với sự mưu trí để tìm ra những “con đường” ngắn nhất, an toàn nhất cho đơn vị mỗi khi đi diễn tập hay hành quân dã ngoại qua nhiều địa hình phức tạp.

Đại úy Trần Bá Tiến (Phó Đội trưởng Đội 21 trinh sát) cho biết: “Sai một li đi một dặm” nếu như các TSV định hướng sai hoặc mất phương hướng sẽ dẫn đến thất bại hoàn toàn cho dù ta có ưu thế hơn hẳn đối phương"
 
Theo chân bộ đội đặc công 'luồn sâu, đánh hiểm' ảnh 1
Trinh sát địa hình tiếp cận mục tiêu. Ảnh: Vũ Tân)
 
Trung tá Phan Văn Hồng (Chủ nhiệm trinh sát Lữ đoàn đặc công 429) tâm sự: “Đã là lính trinh sát thì không thể không biết “trinh sát địa hình. Trinh sát sẽ cung cấp cho người chỉ huy đơn vị các số liệu địa hình cần thiết. Từ đó, người chỉ huy xây dựng quyết tâm chiến đấu và quyết định hình thức tác chiến thích hợp để giành thắng lợi...”   

Bước vào trận chiến

Binh nhất Nguyễn Chí Hiếu (quê Bàu Bàng, Bình Dương) là chiến sỹ năm thứ nhất, cho biết: “Trước khi tham gia diễn tập, bọn em có gần 2 tháng chuẩn bị. 

Tuy nhiên, đây là lần thứ nhất được tham gia diễn tập nên em khá hồi hộp và lo lắng. Vậy mà khi tiếp cận được mục tiêu, mọi hồi hộp và lo lắng đều bay biến. Thậm chí, em còn quên đây là diễn tập mà cứ nghĩ mình đang chiến đấu thật trên chiến trường”

Theo chân bộ đội đặc công 'luồn sâu, đánh hiểm' ảnh 2
Khắc phục vượt vật cản mở cửa luồn sâu tiếp cận mục tiêu. Ảnh: Vũ Tân.
 
Theo chân bộ đội đặc công 'luồn sâu, đánh hiểm' ảnh 3
Vượt hàng rào mở cửa luồn sâu trong đêm diễn tập. Ảnh: Băng Phương
 
Để cuộc diễn tập thành công thì không thể thiếu lực lượng đóng vai “quân xanh” (quân địch). Vì thế “được” làm “địch” không phải dễ dàng chút nào.

Hạ sĩ Hoàng Quốc Việt tâm sự: "Mặc dù đã được tập luyện nhuần nhuyễn, canh phòng cẩn mật nhưng khi bọn em phát hiện ra “quân đỏ” (quân ta) thì họ đã tiếp cận sát mục tiêu. Phải nói rằng, lực lượng “quân đỏ” rất giỏi!”

Theo chân bộ đội đặc công 'luồn sâu, đánh hiểm' ảnh 4
 
Theo chân bộ đội đặc công 'luồn sâu, đánh hiểm' ảnh 5
 
Theo chân bộ đội đặc công 'luồn sâu, đánh hiểm' ảnh 6
 
Theo chân bộ đội đặc công 'luồn sâu, đánh hiểm' ảnh 7
 
Trung úy QNCN Đặng Văn Thuật, nhân viên quân khí, cho biết: “Mặc dù “quân xanh” là lực lượng phụ họa cho “quân đỏ” nhưng rất cần thiết.

Quá trình diễn tập, "quân xanh" phải thật cẩn trọng nếu không chấp hành nghiêm các nguyên tắc quy định thì rất dễ xảy tai nạn...

Với "quân đỏ", để diễn tập đạt kết quả như mục đích đề ra, họ phải luyện tập nhuần nhuyễn các phương pháp vận động vượt qua các tuyến phòng thủ của địch để tiếp cận chiếm lĩnh “cửa mở”. Sau đó mở cửa khắc phục các vật cản, luồn sâu chiếm lĩnh vị trí tiến công. Đến giờ hiệp đồng là nổ súng đánh chiếm các mục tiêu.

Thiếu tá Vũ Mạnh Thắng (Liên đội trưởng Liên đội 8) cho biết: “Với bộ binh thì được hiệp đồng chi viện để tiến công. Còn đặc công thì phải “bí mật, bất ngờ, luồn sâu, đánh hiểm”.

Thời gian “mở cửa” rất hạn chế (chỉ cho phép khoảng 30 - 45 phút) để “vô hiệu hóa” các vật cản, vậy mà anh em vẫn hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng, an toàn đúng như yêu cầu đề ra”.

Theo Băng Phương (Tiền Phong)

Nổi bật