Sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu, thống nhất lãnh thổ Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng không chỉ tập trung vào việc xử lý triều chính mà còn khát khao tìm kiếm thuốc trường sinh. Do đó, ông hoàng này cử nhiều người và chi không ít vàng bạc để tìm kiếm phương thuốc giúp sống trường thọ.
Sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu, thống nhất lãnh thổ Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng không chỉ tập trung vào việc xử lý triều chính mà còn khát khao tìm kiếm thuốc trường sinh. Do đó, ông hoàng này cử nhiều người và chi không ít vàng bạc để tìm kiếm phương thuốc giúp sống trường thọ.
x
Do đó, Tần Thủy Hoàng lập tức sai người mang cỏ đi hỏi Quỷ Cốc tiên sinh - bậc hiền giả ẩn cư lâu năm. Sau khi kiểm tra, Quỷ Cốc tiên sinh trả lời nhà vua rằng đó là cỏ Bất Tử có xuất xứ từ Tổ Châu ở Đông Hải.
Theo Quỷ Cốc tiên sinh, cỏ Bất Tử mọc ở ruộng Quỳnh, còn được gọi là Dưỡng Thần Chi, lá giống lá củ niễng. Chỉ một cọng cỏ có thể cứu sống hàng nghìn người. Tần Thủy Hoàng nghe xong liền phái Từ Phúc mang theo 3.000 đồng nam, đồng nữ đi thuyền ra biển tìm kiếm cỏ trường sinh. Tuy nhiên, đoàn người này một đi không trở lại và Tần Thủy Hoàng không thể đạt được giấc mộng trường sinh.
Liên quan đến sự việc này, một số chuyên gia cho rằng, loài cỏ Bất Tử mà Tần Thủy Hoàng "điên cuồng" tìm kiếm có thể là loại thảo dược có tên Ashitaba.
Ashitaba là một loại thực vật thân thảo sống lâu năm. Chúng có thể cao tới khoảng 1m và hình dáng bên ngoài khá giống cần tây. Nhựa của cây có màu vàng.
Loài cây Ashitaba ra hoa từ tháng 5 - 10 hàng năm và thời kỳ đậu quả từ tháng 9 - 12 hàng năm. Quả của Ashitaba có hình thuôn dài, hơi dẹt. Ashitaba là loại cây bán chịu lạnh, sợ nhiệt độ cao và độ ẩm cao.
Các chuyên gia cho hay Ashitaba là một loại cây quý có giá trị dược liệu cao. Rễ, lá và thân được sử dụng để làm thuốc với một số tác dụng như: làm sạch máu, điều hòa cơ thể, ợ nóng dai dẳng, loét dạ dày, huyết áp cao, táo bón...
Thư viện Y học Quốc gia Mỹ (NIH) có ghi chép Ashitaba (hay Angelica keiskei Koidzumi) là một loại thuốc thực vật phổ biến ở Nhật Bản, có chứa các thành phần hoạt tính sinh học đa dạng. Loài cây này được cho là có thể điều trị đái tháo đường, chống oxy hóa, chống viêm, hạ huyết áp và kháng khuẩn.
Trong khi ấy, một bài báo đăng tải trên Financial Review năm 2019 có viết về cây Ashitaba được các samurai đánh giá cao vì tin rằng nó có tác dụng chống lão hóa, bảo vệ tế bào.
Theo Tâm Anh (Kienthuc.net.vn)