Thăng trầm cuộc đời 2 ông trùm chaebol của ngành hàng không Hàn Quốc: Kẻ tay trắng đi lên, kẻ giàu sang từ nhỏ nhưng đều kết thúc sau song sắt

10/06/2021 09:11:17

Chỉ trong vòng nửa tháng, từ ngày 28/4 - 12/5/2021, Hàn Quốc 2 lần chấn động vì tin tức "tội phạm khủng trong giới tài phiệt". Chủ tịch của 2 hãng hàng không tên tuổi lần lượt vào tù.

Người bị bắt vào ngày 28/4 là Lee Sang-jik. Ông không chỉ là nhà sáng lập Hãng hàng không Eastar Jet nổi tiếng "bay rẻ nhất" Hàn Quốc, mà còn là nghị sĩ quốc hội. Người còn lại là Park Sam-koo, chủ tịch của Tập đoàn Kumho Asiana đa lĩnh vực, có công ty con ở hầu hết các ngành nghề.

Lee Sang-jik: Tỷ phú tự thân, sớm dấn thân vào sự nghiệp chính trị

Lee Sang-jik (23/2/1963) chào đời tại Gimje, Jeolla Bắc, Hàn Quốc. Sau khi tốt nghiệp Đại học Dongguk, khoa Quản trị Kinh doanh, ông xin việc tại Chứng khoán Hyundai, công ty con của Tập đoàn Hyundai khổng lồ.

Thăng trầm cuộc đời 2 ông trùm chaebol của ngành hàng không Hàn Quốc: Kẻ tay trắng đi lên, kẻ giàu sang từ nhỏ nhưng đều kết thúc sau song sắt
Lee Sang-jik (23/2/1963)

Chỉ sau vài năm làm công ăn lương, Sang-jik bỏ việc và lên kế hoạch kinh doanh tư. Vào năm 2007, ông sáng lập hãng hàng không giá rẻ Eastar Jet.

Ngày 7/1/2009, Eastar Jet của Sang-jik cất chuyến bay đầu tiên. Phi cơ thương mại tiên phong của nó là chiếc Boeing 737, tuyến bay Seoul - Jeju. Nhờ giá vé rẻ, Eastar Jet sớm được người dân Hàn Quốc yêu thích. Chỉ trong vòng 2 năm, nó đã đạt mốc 1 triệu lượt khách.

Sang-jik giữ chức chủ tịch Eastar Jet cho đến năm 2012 thì chuyển giao lại cho các con. Mặc dù giỏi kinh doanh, nhưng ông chủ đầu tiên của Hãng Eastar Jet không mấy mặn mà với con đường tiền tài. Từ năm 2008, ông đã tham gia tranh cử, khao khát trở thành chính trị gia.

Suốt 5 năm lãnh đạo Eastar Jet, Sang-jik luôn dành thời gian cho việc xây dựng hình ảnh bản thân. Ông thường xuyên nhận làm giảng viên thỉnh giảng tại các trường đại học danh tiếng, ví dụ như Đại học Jeonju, Đại học Quốc gia Chonbuk, Đại học Chung-Ang…

Thăng trầm cuộc đời 2 ông trùm chaebol của ngành hàng không Hàn Quốc: Kẻ tay trắng đi lên, kẻ giàu sang từ nhỏ nhưng đều kết thúc sau song sắt - 1

Thăng trầm cuộc đời 2 ông trùm chaebol của ngành hàng không Hàn Quốc: Kẻ tay trắng đi lên, kẻ giàu sang từ nhỏ nhưng đều kết thúc sau song sắt - 2
Chỉ 1 năm sau khi thành lập Eastar Jet, Sang-jik đã chen chân vào trường chính trị

Cũng trong năm 2012, Hàn Quốc tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ 19. Sang-jik quyết định dành hết thời gian và tâm sức cho sự nghiệp chính trị, bước ra tranh cử với tư cách ứng cử viên Đảng Dân chủ tại Jeonju và đắc cử. Năm 2014, Sang-jik được bổ nhiệm làm phó chủ tịch của Ủy ban Kỹ năng Quốc gia thuộc Đảng Dân chủ. Tháng 6/2017, ông chuyển sang Ủy ban Việc làm, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống Moon Jae-in (24/1/1953).

Tham nhũng, gây thất thoát 43 tỷ won

Năm 2020, Hàn Quốc tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ 21. Sang-jik tham gia tranh cử và đánh bại đối thủ là Lee Deok-chun, giành ghế nghị sĩ trong Quốc hội Hàn Quốc vào tháng 4.

Thăng trầm cuộc đời 2 ông trùm chaebol của ngành hàng không Hàn Quốc: Kẻ tay trắng đi lên, kẻ giàu sang từ nhỏ nhưng đều kết thúc sau song sắt - 3
Tháng 4/2020, Sang-jik đắc cử nghị sĩ Quốc hội Hàn Quốc

Tuy nhiên chưa ngồi ấm chỗ, vị nghị sĩ mới này đã bị sờ gáy. Trước đó không lâu, vì ảnh hưởng của Covid-19, cựu chủ tịch Eastar Jet đã cho sa thải hàng loạt 600 nhân viên chỉ trong một đợt. Cùng thời điểm, Eastar Jet kinh doanh sa sút nghiêm trọng. Ngày 16/9/2020, hãng bị nhóm thanh tra đột kích, phát hiện hàng loạt dấu vết thanh toán sớm các khoản vay dài hạn, tẩu tán cổ phiếu.

Theo kết quả điều tra sơ bộ, Sang-jik đã cấu kết với một quản lý cấp cao của Eastar Jet, bòn rút và gây thiệt hại tài chính lên đến 43 tỷ Won (tương đương 891 tỷ VNĐ) cho hãng hàng không này. Ngoài ra, ông còn biển thủ 3,8 tỷ Won (tương đương 78,7 tỷ VNĐ) từ quỹ của các công ty liên kết.

Ngày 24/9/2020, Sang-jik tuyên bố rút khỏi đảng cầm quyền. Ông phản bác mọi lời kết tội, vừa kháng cáo vừa đe dọa. Ngày 21/4/2021, Quốc hội Hàn Quốc mở phiên họp tập thể, bỏ phiếu về việc phê chuẩn bắt giữ nghị sĩ Lee Sang-jik. Có tổng cộng 255 nghị sĩ tham gia và 206 người tán thành, chỉ 38 người phản đối, 11 người bỏ phiếu trống.

Thăng trầm cuộc đời 2 ông trùm chaebol của ngành hàng không Hàn Quốc: Kẻ tay trắng đi lên, kẻ giàu sang từ nhỏ nhưng đều kết thúc sau song sắt - 4
Chỉ 1 tuần sau buổi bỏ phiếu của Quốc hội Hàn Quốc, Sang-jik bị bắt giữ

Ngày 28/4, Tòa án Jeonju phát lệnh bắt giữ Sang-jik. Ông là nhà lập pháp thứ 2 ở Hàn Quốc bị đưa vào tù, sau Hạ nghị sĩ Jeong Jeong-soon (23/2/1961).

Park Sam-koo: Tài phiệt đời thứ 2, chủ tịch tệ nhất Kumho Asiana

Park Sam-koo (19/3/1954) là con trai thứ 3 của Park In-chon (5/7/1901-16/6/1984), nhà sáng lập Tập đoàn Vận tải Kumho Asiana. Tại Hàn Quốc, Kumho Asiana thuộc thế hệ những chaebol đời đầu. Nó được In-chon sáng lập ngay sau kết thúc Thế chiến II (1939-1945), bắt đầu bằng dịch vụ taxi.

Thăng trầm cuộc đời 2 ông trùm chaebol của ngành hàng không Hàn Quốc: Kẻ tay trắng đi lên, kẻ giàu sang từ nhỏ nhưng đều kết thúc sau song sắt - 5
Park Sam-koo (19/3/1954)

Sau khi vượt qua cuộc Khủng hoảng Kinh tế Châu Á năm 1997, Kumho Asiana ngày càng vươn cao và mở rộng. Nó trở thành tập đoàn có rất nhiều công ty con, hoạt động đa lĩnh vực, từ hàng không, ô tô, công nghiệp đến cả giải trí, hậu cần, hóa chất, tài chính. Sam-koo nhậm chức chủ tịch Tập đoàn Kumho Asiana vào năm 2002, là vị chủ tịch thứ 4 (sau cha và 2 anh trai). Ông có trình độ học vấn cao (tiến sĩ), nhưng lại chỉ liên tục phá của và phạm pháp.

Từ khi Sam-koo nhậm chức, Kumho Asiana toàn đi xuống. Ngay sau khi kế nhiệm anh trai, Sam-koo sa đà vào tham vọng mở rộng kinh doanh quá mức. Ông tiến hành thu mua 2 công ty Daewoo E&C và Korea Express, khiến tập đoàn hụt vốn, buộc phải bán bớt các chi nhánh chủ chốt để lấy tiền thanh toán nợ.

Trong lúc lao đao vì khủng hoảng tài chính, Sam-koo lại tranh chấp quyền quản lý với em trai là Park Chan-goo, rồi cố kiết tách công ty con. "Nhờ" ông, Kumho Asiana đang từ vị trí tập đoàn lớn thứ 7 Hàn Quốc rơi xuống tận 25.

Trong Kumho Asiana, Hãng hàng không Asiana (Asiana Airlines) đóng vai trò là công ty con quan trọng nhất và bộ mặt của tập đoàn. Nó được thành lập vào năm 1988, nổi tiếng là hãng hàng không lớn nhì Hàn Quốc, chỉ sau Korean Air. Sam-koo lợi dụng danh tiếng này, vay nợ với tổng khoản vay cao gấp 6 lần vốn của hãng.

Thăng trầm cuộc đời 2 ông trùm chaebol của ngành hàng không Hàn Quốc: Kẻ tay trắng đi lên, kẻ giàu sang từ nhỏ nhưng đều kết thúc sau song sắt - 6
Từ khi vào tay Sam-koo, Kumho Asiana chỉ toàn tụt dốc

Vào năm 2019, tổng khoản nợ của Asian Airlines là 3200 tỷ Won (tương đương 66.322 tỷ VNĐ). Sam-koo bị tố cáo lạm dụng quyền lực, can thiệp và giao dịch bất chính lên tới 290 tỷ Won (tương đương 6010 tỷ VNĐ). Trong đó, có 160 tỷ Won là lấy quyền kinh doanh bữa ăn trên máy bay của Asiana Airlines làm "tài sản thế chấp", vay lãi suất thấp. 130 tỷ Won còn lại là "cướp" từ các công ty con, ép họ phải cho vay không lãi suất.

Thăng trầm cuộc đời 2 ông trùm chaebol của ngành hàng không Hàn Quốc: Kẻ tay trắng đi lên, kẻ giàu sang từ nhỏ nhưng đều kết thúc sau song sắt - 7
Asiana Airlines nợ đến 3200 tỷ Won, không cách nào trả nổi vì Covid-19, đang chờ hợp nhất với Korean Air

Cùng năm, Sam-koo buộc phải từ chức khỏi cả vị trí chủ tịch tập đoàn Kumho Asiana lẫn Asiana Airlines. Sau hơn 1 năm điều tra, giới tư pháp Hàn Quốc xác nhận các tội trạng của Sam-koo và ban lệnh bắt giữ.

Ngày 12/5/2021, Sam-koo phải tra tay vào còng. Trước giới truyền thông, ông chỉ nói 1 câu ngắn gọn "Tôi xin lỗi!".

Theo Vũ Huế (Pháp Luật & Bạn Đọc)