27 học sinh nam và 4 học sinh nữ, tất cả đều ở độ tuổi 18 được tuyển chọn cho chương trình thực nghiệm hệ thống vũ khí thông minh có thời gian đào tạo 4 năm tại Học viện Công nghệ Bắc Kinh (BIT), từ hơn 5.000 ứng viên, cơ sở giáo dục thông báo trên cổng thông tin điện tử.
BIT là một tỏng những cơ sở nghiên cứu vũ khí hàng đầu của Trung Quốc, và đưa ra chương trình mới là bằng chứng xem trọng việc phát triển công nghệ Al cho mục đích quân sự.
Trung Quốc đang cạnh tranh với Mỹ và một số quốc gia khác trong cuộc đua phát triển ứng dụng Al gây chết người, từ tàu ngầm hạt nhân được trang bị vi mạch tự điều chỉnh đến robot siêu nhỏ có thể cấy vào mạch máu người.
“Tất cả các học sinh này đều thông minh, nhưng thông minh là chưa đủ,” một giáo sư công tác ở BIT tham gia công tác tuyển chọn nhưng giấu danh tính vì sự nhạy cảm của chương trình cho biết.
“Chúng tôi đang xem xét những phẩm chất khác như, trí sáng tạo, sự sẵn lòng phục vụ chiến đấu, kiên trì khi đối mặt với thử thách. Đam mê phát triển vũ khí…và họ cũng phải là những người yêu nước,” ông cho biết thêm.
Mỗi học sinh sẽ nhận được tư vấn bởi hai nhà khoa học vũ khí cấp cao, một người đến từ cơ sở lý thuyết và người còn lại đến từ nền công nghiệp quốc phòng, theo tờ rơi của chương trình.
Sau khi hoàn tất khóa học ngắn hạn trong kỳ học đầu tiên, học sinh sẽ được yêu cầu lựa chọn chuyên ngành, chẳng hạn kỹ thuật cơ khí, điện tử hoặc thiết kế vũ khí chung. Sau đó, họ sẽ được bàn giao cho một cơ sở khoa học quốc phòng liên quan, nơi có thể phát triển kỹ năng của họ thông qua thực tế làm việc.
Một trong những học sinh Tề Nghi Thần (Qi Yishen) đến từ tỉnh Sơn Đông, cho biết cậu yêu thích súng đạn khi còn nhỏ và thường đọc sách cũng như tạp chí về chủ đề này.
Sau khi được phỏng vấn để tham gia chương trình của BIT, anh ta hiện đang công tác ở Đại học Thanh Hoa, một trong đại học hàng đầu ở Trung Quốc.
“Khi tôi đến Bắc Kinh, tôi lảng vảng ở ga tàu hỏa trong thời gian dài. Nhưng sau đó tôi đến BIT…tôi không thể cưỡng lại sức hấp dẫn,” cổng thông tin điện tử của Học viện Công nghệ Bắc Kinh dẫn lời người này.
Anh cho biết mình đưa ra quyết định cũng do ảnh hưởng của người cha, muốn anh làm việc trong ngành công nghiệp quốc phòng.
BIT phát động chương tình tại trụ sở Norinco, một trong những công ty công nghiệp quốc phòng lớn nhất của Trung Quốc vào ngày 28-10.
Đoạn phim Slaughterbot nói về mối nguy hiểm của vũ khí áp dụng Al đối với nhân loại |
“Chúng ta đang bước trên con đường mới, làm những việc mà không ai làm trước kia,” Thôi Lệ Viên, đại diện học sinh phát biểu.
Sau khi hoàn thành khóa học 4 năm, các sinh viên dự kiến tiếp tục tham gia chương trình Tiến sĩ và trở thành lớp lãnh đạo kế cận chương trình vũ khí Al của Trung Quốc, cơ sở cho biết.
Eleonore Pauwels, phó giáo sư công nghệ sinh học mới của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách, Đại học Liên bang New York cho biết bà quan ngại về việc đưa ra chương trình đào tạo của BIT.
“Đây là chương trình đại học đầu tiên trên thế giới được tạo ra khuyến khích tính hung hãn và hiếu chiến để thiết kế và triển khai Al dành cho mục đích quân sự,” bà cho biết.
Trong khi Mỹ có các chương trình tương tự, đều được Cơ quan Nghiên cứu Đề án Phòng vệ Hiện đại điều phối, các chương trình hoạt động tương đối bí mật và chỉ tuyển giới khoa học có chuyên môn, Pauwels tiếp tục cho biết.
Ngược lại, chương trình BIT dường như tập trung nhiều hơn vào công tác đào tạo thế hệ sinh viên chế tạo vũ khí Al, bà phân tích: “khai niệm này vừa mạnh mẽ vừa đầy rắc rối.”
Sinh viên sẽ đưa ra khái niệm và bản thiết kế Al làm động lực và sự khuyến khích để thiết kế vũ khí tự động, nhà khoa học cho biết thêm.
Nền tảng kiến thức đó cũng có thể được ứng dụng cùng với công nghệ mới hoặc đang tồn tại, chẳng hạn như, công nghệ sinh học, điện toán lượng tử, công nghệ nano và robot, sẽ có tác động tiêu cực đến cán cân an ninh và quân sự,” bà Paulwels nhấn mạnh.
“Hãy suy nghĩ về những bầy robot có thể phân phối chất độc trong thực phẩm hoặc chuỗi cung ứng công nghệ sinh học,” bà tiếp tục phân tích.
Cùng với chương trình đào tạo sau đại học, “bạn có thể tưởng tượng sinh viên bắt đầu suy nghĩ về cách khai thác tính đồng bộ của Al và hệ thống di truyền để thiết kế, khai thác sự kết hợp mạnh mẽ của các loại vũ khí với độ chính xác chết người,” theo nhà khoa học.
“Điều đó cũng dẫn đến hình thái chiến tranh mới, từ tấn công không gian mạng phức tạp cao đến những gì bạn có thể gọi là “Chiến trường trên Internet,” nơi hàng loạt robot và cảm biến tự động đóng vai trò quan trọng về phòng vệ, tấn công và thu thập thông tin tình báo.
Khi được yêu cầu bình luận về chương trình BIT, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đã chủ động tham gia phát triển và áp dụng công nghệ Al phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và khoa học-công nghệ.
Đồng thời, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nhận thức rõ về mọi vấn đề có thể nảy sinh vì hệ thống vũ khí sát thương tự động, và khuyến khích khai thác biện pháp ngăn chặn từ cộng đồng quốc tế, theo Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.
Thật vậy, Al cung cấp cho kho vũ khí an ninh mới cho Trung Quốc, nhưng sẽ dẫn đến nguy cơ chạy đua vũ trang nguy hiểm.
“Thực tế, chiến lược Al quốc gia của Trung Quốc được xây dựng dựa trên học thuyết quân sự-dân sư, có nghĩa là nguyên mẫu Al dành cho mục đích quân sự có thể đảo ngược để giám sát hoặc gây hại trong bối cảnh dân sự,” Pauwels giải thích.
Stuart Russuel, giám đốc Trung tâm Phát triển Hệ thống Công nghệ Thông minh trực thuộc Đại học California miêu tả chương trình BIT là một “ý tưởng vô cùng tồi tệ.”
“Máy móc không bao giờ được phép quyết định giết người. Những loại vũ khí đó sẽ nhanh chóng trở thành vũ khí hủy diệt hàng loạt. Hơn nữa, chúng làm tăng khả năng chiến tranh,” ông nêu lên quan ngại.
“Tôi hy vọng tất cả những sinh viên này sẽ bắt đầu suy nghĩ về chương trình họ bằng cách xem bộ phim Slaughterbot.
Nhà khoa học nhắc đến một đoạn phim dài 7 phút được chiếu trong một hội nghị kiểm soát vũ khí của Liên hợp quốc ở Geneva vào năm ngoái, miêu tả một tương lai đầy rung rợ, khi những máy bay không người lái giá rẻ có thể giết người như trong lò mổ, nhờ sự giúp sức của công nghệ Al.
Theo Phạm Trúc (CAND Online)