Ở Nam Phi, trong khoảng thời gian từ năm 1969 đến 1987, những người đồng tính đã phải hứng chịu những màn tra tấn kinh hoàng để được điều trị dứt điểm căn bệnh đồng tính luyến ái. Lý do sâu xa cho tình cảnh "sống không bằng chết" này là vì họ bị coi là những người có ý đồ lật đổ chính quyền.
Việc điều trị để biến đổi xu hướng tình dục của người đồng tính sang dị tính đã lên đến đỉnh điểm vào những năm 1970. Kết quả không như kì vọng của những vị bác sĩ và cả những nạn nhân. Cho đến mãi năm 1973, Hội đồng Chuẩn đoán và Thống kê của Hiệp hội Điều trị tâm lí Hoa Kỳ đã kết luận đồng tính luyến ái không phải là căn bệnh. Những cuộc tra tấn dã man dành cho những người đồng tính sau đó bị chìm xuồng và chẳng mấy ai quan tâm đến, trừ những nhà sử học.
Họ được điều các cơ sở y tế để "điều trị" cho giới tính lệch lạc của mình. Chích điện, các liệu pháp ác cảm, các liệu pháp thay đổi hoóc-môn tâm lý và thậm chí thuốc phiện để biến những cá nhân này trở thành những người dị tính bình thường.
Tại Nam Phi, người đồng tính được xếp ngang hàng với bệnh nhân tâm thần qua nhiều thập niên. Khoảng vào năm 1970, đồng tính đã bị quy chụp là rối loạn tâm lí và thậm chí trong một vài trường hợp cụ thể, những người đồng tính còn bị buộc phải thi hành thể chế để chịu đau khổ, để họ quên đi việc mình là người đồng tính. Liệu pháp ác cảm đã trở nên vô cùng cực đoan và hung ác.
Một ví dụ điển hình của liệu pháp ác cảm là hiển thị một bức ảnh khoả thân hấp dẫn của một người cùng giới tính nhưng đồng thời lúc đó sẽ cho nạn nhân ngửi mùi phân gà để tạo cảm giác ghê tởm. Những lần khác, họ sẽ bị tiêm thuốc kích thích, chích điện vào tất cả các bộ phận trên cơ thể và buộc phải nằm trong đống nôn mửa mà họ đã thải ra. Đôi khi những phương thức tra tấn này kéo dài đến vài ngày và thậm chí đã có người chết.
Khi những phương pháp trên không có hiệu quả, các bác sĩ điều trị tiếp tục tiến hành áp dụng phương pháp cưỡng bức phẫu thuật thay đổi giới tính. Hơn 900 người đồng tính (không phải người chuyển giới) đã trở thành nạn nhân xấu số của phương pháp điều trị này. Phần lớn các nạn nhân là người đồng tính nam ở độ tuổi từ 16 đến 24. Nhiều nạn nhân đã chết trong quá trình phẫu thuật và được thả ra ngoài khi việc phẫu thuật chuyển giới vẫn chưa hoàn thành. Sau quá trình chuyển giới, họ được cấp các giấy tờ tuỳ thân hoàn toàn mới để gia đình và bạn bè không nhận ra họ nữa.
Các bác sĩ điều trị tâm lí lúc bấy giờ mang một niềm tin đơn giản rằng, những người đồng tính nam có tâm hồn của nữ giới, và người đồng tính nữ thực chất là những cao bồi, và việc chuyển giới sẽ giúp họ tìm lại đúng bản chất con người mình. Thế nhưng, điều này được xem là đáng kinh tởm vì đã đi ngược lại với lẽ tự nhiên và không dựa trên bất kì tài liệu khoa học xác đáng nào.
Năm 1995, Hiệp hội Y khoa Nam Phi đã công khai chịu trách nhiệm cho những hành vi sai trái của mình trong quá khứ. Hiệp hội những nhà điều trị tâm lý không thừa nhận các vụ lạm dụng lớn đã diễn ra trong phạm vi kiểm soát. Mãi đến khi cuộc điều tra công khai về nạn lạm dụng y tế trong Lực lượng Quốc phòng Nam Phi thì vụ việc mới được phơi bày ra ánh sáng.
Theo Gya Rados (Thời Đại)