Dù Mỹ khẳng định AGM-154 JSOW là khắc tinh của hệ thống phòng không S-300/400, tuy nhiên theo phân tích của nhiều chuyên gia lại cho thấy thực tế khác.
Cuối tháng 3/2016, lần đầu tiên Hải quân Mỹ đã tiến hành phóng thử thành công tên lửa AGM-154 JSOW vào mục tiêu giả định từ máy bay F-35C. Thành công của F-35C lần này giúp Mỹ có thêm nhiều lựa chọn để triệt hạ hệ thống phòng không lừng danh S-300 và S-400 của Nga.
Bởi theo những thông tin được nhà sản xuất Raytheon, chương trình phát triển tên lửa JCOW có liên quan mật thiết đến hệ thống phòng không S-300 của Nga. Cụ thể, vào thập niên 1980, khi Nga đưa vào trực chiến thế hệ đầu của tổ hợp phòng không tầm xa S-300, Mỹ cũng bắt tay phát triển ngay vũ khí có thể khắc chế.
Kết quả của chương trình là sự ra đời đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW. Về bản chất, JSOW là một loại bom lượn thông minh.
Tiêm kích F-35C lần đầu phóng thành công JSOW.
Tên lửa AGM-154 JSOW được thiết kế không có động cơ tên lửa, loại đạn này chủ yếu sử dụng các cánh ổn định và cánh ngang (được bung ra sau khi đạn rời bệ phóng) để bay lượn theo quán tính có được sau khi rời bệ phóng từ máy bay trước khi tiếp cận mục tiêu.
AGM-154 JSOW có thể đạt cự ly lượn 28km ở chế độ bay thấp và lên đến 74km ở chế độ bay cao, biến thể JCOW C-1 nâng cấp có thể đạt tầm bắn lên đến 130km ở chế độ bay cao.
AGM-154 JSOW cho phép tiêm kích F-35, cũng như phần lớn tiêm kích khác của Không quân Mỹ được trang bị có thể tung ra những đòn tấn công tiêu diệt các căn cứ của đối phương bên ngoài tầm bắn của hầu hết các hệ thống phòng không hiện nay.
Theo nhà sản xuất Raytheon, AGM-154 JSOW có khả năng tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau với sai số trượt mục tiêu CEP chỉ có 3 m, có thể mang nhiều loại đầu đạn và tấn công cả các mục tiêu kiên cố bên trong các hầm ngầm.
JSOW trở thành con mồi
Với những thông tin được nhà sản xuất công bố, JSOW thực sự là khắc tinh với bất kỳ mục tiêu nào nó tấn công. Tuy nhiên, để tiêu diệt hệ thống phòng không như S-300 và S-400 của Nga không phải là nhiệm vụ dễ dàng nếu không muốn nói rằng khi JSOW chưa kịp khai hỏa đã bị tên lửa Nga bắn hạ.
Theo phân tích của một số chuyên gia, với tầm bắn của JSOW (với phiên bản mới nhất) chỉ đạt 130km, trong khi đó với đạn tên lửa thế hệ mới 40N6 của hệ thống S-300/400, Nga có thể hạ gục mục tiêu trong phạm vi 400 km và độ cao 185 km.
Với phạm vi này thì trong khi máy bay Mỹ mang theo JSOW chưa kịp phát hiện ra hệ thống phòng không Nga, chúng đã bị phát hiện và bắn hạ. Theo thiết kế, một khẩu đội tên lửa S-400 có thể giám sát 300 và tấn công cùng lúc 36 mục tiêu trên không bằng 72 tên lửa có tốc độ tối đa 4,8 km/s chỉ trong một lần phóng.
Hệ thống phòng không S-400 khai hỏa.
Truyền thông Nga cho biết các bài kiểm tra cuối cùng của tên lửa này đã được hoàn thành vào tháng 1/2015. Tên lửa 40N6 thực sự là một bước tiến lớn đối trong việc bảo vệ không phận quốc gia Nga vì nó đã thay đổi hoàn toàn khả năng hoạt động của các hệ thống phòng không hiện có của nước này.
Với tầm bắn gấp đôi là 400km và sử dụng đầu đạn định vị radar chủ động, 40N6 có khả năng ngang bằng phiên bản mới nhất của tên lửa Standard Missile 3 (SM-3) Block IA-IB phóng từ biển của Mỹ, mới được biên chế vào tháng 4/2014 sau nhiều lần thử nghiệm thất bại
Không như hệ thống SM-3 của Mỹ, S-400 có thể lưu động đến bất kì vị trí nào. Nếu được đặt sát biên giới quốc gia và sử dụng tên lửa 40N6, hệ thống tên lửa phòng không sẽ có tầm hoạt động ăn sâu vào lãnh thổ các nước láng giềng được vài trăm km và hoàn toàn có thể hoạt động như một tên lửa tấn công.
Với những tính năng của S-300/400, máy bay Mỹ cùng với tên lửa JSOW từ kẻ đi săn sẽ dễ dàng trở thành con mồi của những hệ thống phòng không tối tân của Nga.
|
Clip vũ khí Mỹ hợp sức hạ phòng không Nga |