Mỹ ủng hộ mạnh mẽ việc Philippines kiện tuyên bố "đường chín đoạn" của Bắc Kinh ra Tòa trọng tài thường trực The Hague (PCA) và khẳng định phán quyết của tòa này "có giá trị đối với cả Trung Quốc và Philippines".
Tổng biên tập Hoàn Cầu: "Mỹ đẩy Trung Quốc đến đường cùng"
Đáp trả tuyên bố của phía Mỹ, Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) Hồ Tích Tiến mỉa mai những lời chỉ trích của ông Daniel Russel "tưởng như rất có lý lẽ, nhưng với 'dân trong ngành' thì không đáng để phản bác".
Ông Hồ phản ứng việc Mỹ nhấn mạnh Trung Quốc, Philippines đều có nghĩa vụ tuân thủ quyết định của PCA và gọi đây là "sự dẫn dắt sai lầm ngang nhiên đối với dư luận thế giới và cố ý bẻ cong luật pháp quốc tế".
Ông này ngụy biện trắng trợn: "Trung Quốc xác nhận có tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Tuy nhiên vào năm 2006, Bắc Kinh đã gửi thông báo tới Tổng thư ký LHQ tuyên bố chính phủ Trung Quốc không thừa nhận bất kỳ cơ quan tư pháp hay trọng tài nào theo Quy định khoản 2, Điều 15 của Công ước."
|
Tổng biên tập Hồ Tích Tiến của Thời báo Hoàn Cầu - một trong những báo "diều hâu" lớn nhất Trung Quốc. |
Hồ Tích Tiến thẳng thừng tuyên bố thông báo trên đồng nghĩa với việc Bắc Kinh mặc nhiên không chấp nhận và tuân thủ các quyết định của Tòa trọng tài, kể cả trong vấn đề tranh chấp chủ quyền.
"Điều này có nghĩa là Trung Quốc không công nhận tính hợp pháp của PCA và sẽ không tham dự các phiên tòa của cơ quan này." - Hồ ngang ngược nói.
Tuyên bố "như đinh đóng cột" của ông này ngay lập tức trở thành một "trò hề" bởi sự mâu thuẫn của nó, khi TBT Hoàn Cầu khẳng định Trung Quốc tham gia UNCLOS nhưng lại không sẵn sàng chịu bất kỳ trách nhiệm hay quyết định nào mà Công ước này đưa tới.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Russel khẳng định chính thái độ trắng trợn này của Bắc Kinh là điều khiến cho Trung-Mỹ "xích mích nghiêm trọng".
"Những xung đột nghiêm trọng diễn ra ngay tại 'cửa nhà' Trung Quốc, trong khi cách xa thủ đô Washington của Mỹ những 12 múi giờ.
Đây là những gì Mỹ đang áp đặt lên Trung Quốc, khiến chúng ta không còn đường lùi mà chỉ có thể tiến lên." - Hồ Tích Tiến đổ lỗi cho Mỹ trước việc Trung Quốc bị chỉ trích và phản đối bởi chính những hành vi trái phép của mình ở Biển Đông.
|
Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ trên Biển Đông từ 22/7-31/7. Ảnh: People's Daily. |
Ông này thậm chí còn khiến truyền thông quốc tế "giật mình" hơn khi khẳng định: "Trung Quốc chưa từng sử dụng vũ lực để... đánh đuổi các thế lực khỏi các đảo, đá mà bọn họ chiếm cứ."
Hồ cho rằng từ trước đến nay Trung Quốc không "hiểu nhầm" chính sách Biển Đông của Washington.
"Nhận thức của chúng tôi là, sự trung lập của Mỹ vốn không tồn tại, và Tung Quốc cũng chưa từng kỳ vọng điều này ở Mỹ.
Mỹ xuất hiện ở Biển Đông chỉ nhằm mục đích địa chính trị, kích động các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đối đầu với Trung Quốc nhằm hiện thực hóa chiến lược 'tái cân bằng'."
Trung Quốc là "đối thủ chiến lược" mà Mỹ cần đối phó
Phản ứng của Thời báo Hoàn Cầu nằm trong hàng loạt bài báo mang tính cực đoan mà truyền thông Trung Quốc nhằm vào Mỹ để đáp trả việc Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift tham gia bay tuần tra trên Biển Đông hôm 18/7.
Đặc biệt, chỉ 7 tiếng đồng hồ sau khi thông tin về chuyến thị sát của ông Swift được Hải quân Mỹ công khai, Bắc Kinh đã quyết định tiến hành cuộc tập trận quân sự trong 10 ngày (22/7-31/7) ở gần đảo Hải Nam trên Biển Đông.
Chủ tịch Ủy ban quân sự Thượng viện Mỹ John McCain phát biểu tại Viện Hudson (Mỹ) hôm 21/7 đánh giá dã tâm của Trung Quốc "rất khó bị ngăn chặn trong thời gian ngắn".
"Trung Quốc rầm rộ tiến hành lấp biển, xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông, sau đó thực hiện quân sự hóa. Bước kế tiếp chắc chắn sẽ là tuyên bố lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)."
|
Xe tấn công "lưỡng cư" trong cuộc tập trận Talisman Sabre 2015. Ảnh: Hoàn Cầu. |
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban quân sự Hạ viện Mỹ Randy Forbes nói tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) cho rằng: "Chính phủ Mỹ phí phạm quá nhiều thời gian và cẩn trọng trong vấn đề Trung Quốc, nhưng điều cần thiết là tìm cách đối phó với 'đối thủ chiến lược' này."
Theo ông Forbes, việc Washington chưa có những hành động mạnh mẽ hơn đang khiến Bắc Kinh chiếm thế thượng phong "cuộc chiến nước bọt".
Cuộc tập trận mới của Trung Quốc cũng được xem là hành động trả đũa 2 lần tập trận lớn gần đây của Mỹ-Nhật-Philippines tại Biển Đông. Hôm 21/7, Mỹ-Nhật-Australia cũng vừa kết thúc một cuộc tập trận quy mô lớn.
>> Trung Quốc tập trận ở biển Đông là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam
>> Trung Quốc tập trận 10 ngày trên Biển Đông
>> Trung Quốc diễn tập chiếm đảo quy mô lớn ở Biển Đông
Theo Hải Võ (Dailo.vn)