Mỹ đang muốn biến tàu tuần duyên LCS thành sát thủ săn ngầm với những trang bị cực hiện đại, tuy nhiên thực tế không như kế hoạch của Mỹ.
Theo Thượng úy Casey Morton, người phụ trách chương trình mô đun nhiệm vụ LCS: "Chúng tôi có khả năng tiến hành dò tìm tàu ngầm ở khoảng cách xa". Hiện nay, Hải quân Mỹ đang phát triển thiết bị săn ngầm hạng nhẹ nhằm nâng cao khả năng theo dõi, định vị và tiêu diệt tàu ngầm đối phương cho tàu LCS. |
|
Để thực hiện chương trình này, Hải quân Mỹ sẽ sử dụng hệ thống sonar kiểu mảng kéo đa năng AN/SQR và thiết bị định vị thủy âm ở độ sâu khác nhau (VDS) có trọng lượng nhẹ hơn, cộng với các công nghệ săn ngầm khác, để tàu LCS thu được tín hiệu âm thanh của tàu ngầm đối phương trong các điều kiện biển khác nhau và ở khoảng cách xa hơn. |
|
Thiết bị định vị thủy âm ở độ sâu khác nhau và hệ thống sonar kiểu mảng kéo đa năng dò tìm đáy biển, đo lường tín hiệu và tần suất cùa tàu ngầm đối phương. Sau đó, truyền tín hiệu về trung tâm chỉ huy trên tàu LCS. |
|
"Chúng tìm kiếm các tín hiệu mạnh xung. Sau một khoảng thời gian lại tiếp tục tiếp nhận các tín hiệu mạch xung khác. Vì vậy, chúng tôi có thể theo dõi tàu ngầm. Hệ thống này rất có hiệu quả đối với dò tìm tàu ngầm ở cự ly xa", Casey Morton đầy tự tin tuyên bố. |
|
Với gói trang bị này, rõ ràng tàu LCS hoàn toàn có thể trở thành một sát thủ săn ngầm thực thụ, có thể săn tìm mục tiêu ngầm ở tầm xa. Tuy nhiên, theo nhận định của trang Wearethemighty, đây là tham vọng quá lớn khó có thể dẫn đến thành công cho Hải quân Mỹ. |
|
Nhận định này được trang Wearethemighty dẫn bản báo cáo của tiến sĩ Michael Gilmore, người đứng đầu Cơ quan đánh giá hoạt động thử nghiệm (DOT&E) thuộc Lầu Năm Góc cho biết. Hiện nay, tàu LCS được trang bị 1 robot tìm kiếm phát hiện mìn biển (thuỷ lôi) định danh là RMMW (dài 7 m) và 1 hệ thống điều khiển phát hiện mìn biển (RMS) lắp trên tàu. |
|
Tuy nhiên, tiến sĩ Michael Gilmore cho biết, các thử nghiệm mới đây cho thấy không có chứng cứ nào cho thấy hệ thống dò tìm phát hiện mìn biển là hoạt động đáng tin cậy, và độ tin cậy của hệ thống này chỉ tương đương với công nghệ cách đây 1 thập kỷ. |
|
Trong khi đó, theo báo cáo từ nhà sản xuất Lockhhed Martin, robot dò mìn biển (di chuyển nửa nổi nửa chìm dưới nước) có thể hoạt động liên tục 75 giờ mới hỏng hóc, nhưng nhóm của DOT&E báo cáo độ tin cậy của RMMV chỉ có 25 giờ và của hệ thống RMS trên tàu là 18,8 giờ. |
|
Đặc biệt, khi robot này ở xa tầm nhìn của tàu LCS thì khó điều khiển cũng như liên lạc với tàu mẹ, sonar Raytheon của nó cũng không dò được mìn biển một cách chắc chắn; khi dò được thì cũng chẳng nhanh như yêu cầu đặt ra của Hải quân, và dường như nó chẳng dò tìm được mìn biển một cách chắc chắn. |
|
Từ thực tế này, tiến sĩ Michael Gilmore nhận định: "Tham vọng biến tàu LCS thành sát thủ săn ngầm có vẻ không thực tế bởi với những trang bị hiện đại như hiện nay, lớp tàu này còn không thể dò tìm được mìn biển thì không lấy gì làm chắc chắn rằng chúng có thể dò tìm được tàu ngầm và những mục tiêu tương tự trong thời gian tới". |
|
Không chỉ có vậy, những tàu LCS này, đặc biệt là chiếc USS Freedom của Mỹ đang phải hứng chịu nhiều lỗi kĩ thuật nghiêm trọng ở hệ thống động cơ và hệ thống bơm nước biển chỉ sau 8 tháng hoạt động. Những lỗi này khiến chương trình đóng tàu LCS của Mỹ đang đứng trước nguy cơ xếp xó. |
Theo Đất Việt