Tàu sân bay bảo vệ Nga an toàn, Mỹ - NATO chưng hửng

03/08/2016 14:16:00

Khu vực Tây Bắc của Biển Đen và trong hai khu vực của Ukraine tiếp tục các các cuộc tập trận Ukraine-Mỹ “Sea Breeze”. 

Khu vực Tây Bắc của Biển Đen và trong hai khu vực của Ukraine tiếp tục các các cuộc tập trận Ukraine-Mỹ “Sea Breeze”. 

Tau san bay bao ve Nga an toan, My - NATO chung hung
Tàu khu trục của Hải quân Mỹ USS Ross (DDG71) tại cảng Odessa trong cuộc tập trận "Sea Breeze - 2016".

Không khó để người Nga nhận thấy những gì đang diễn ra ở xung quanh Crimea, xung quanh bờ Biển Đen được đặt hệ thống kiểm soát không gian của Mỹ. Tại sân bay của Ukraine là căn cứ của máy bay chiến đấu và máy bay tấn công chiến lược.

Trong thời gian diễn ra các hoạt động “Sea Breeze”, họ sẽ hoàn thành rất nhiều nhiệm vụ trên biển, ven bờ và cả trên không. Ngoài những cuộc tập trận trên biển còn những cuộc tập trận ở khu phức hợp trường bắn - thao trường, nguồn tin cho biết.

 Cuộc tập trận “Sea Breeze” được tiến hành ở Biển Đen là lần thứ 15 tính từ năm 1997. Mỗi lần về sau nó được tiến hành với quy mô lớn hơn không chỉ về mặt lãnh thổ mà còn các nguồn lực kỹ thuật và cả con người.

Bởi vậy sự thăm dò và đánh giá khả năng của đối phương giúp khắc phục hậu quả của động đất và chiến đấu với cướp biển trước khi các quan chức NATO nói lên chủ đề cuộc diễn tập của họ.

Năm nay “Sea Breeze” đã thông báo như là một cuộc “thử nghiệm các hoạt động của lực lượng các quốc gia trong các tình huống khẩn cấp”.  Rõ ràng một “tình hình khẩn cấp” đề cập đến Nga.

Các đồng minh cũng đã không che giấu mục đích của cuộc tập trận dưới những truyền thuyết của cuộc tập trận, mà công khai trình diễn rằng, tất cả các cuộc tập trận diễn ra ở Biển Đen và ở các khu vực của Ukraine là cuộc diễn tập tấn công bán đảo của Nga bằng “lực lượng đa quốc gia”.

Nhưng quả thật các thành viên NATO đã cố gắng “chiếm” các bán đảo hiện tại và quá khứ bởi nhiều năm qua họ đã huấn luyện tại Biển Đen và vội vàng thành lập các sân bay và căn cứ quân sự, xây dựng kế hoạch hoạt động của các căn cứ đảm bảo “tiêu chuẩn của liên minh”.

Họ cũng lên kế hoạch bố trí trên bán đảo các lực lượng trinh sát và thiết bị quân sự, vũ khí của mình.

Nếu chúng ta xem xét rằng, cuộc tấn công đầu tiên chống lại kẻ thù bằng tên lửa hành trình, trong trường hợp này ta xét phạm vi tiêu diệt mục tiêu của tên lửa, ví dụ “Tomahawk” (phạm vi hoạt động của tên lửa của 1 000-1 200 km) bắn trúng gần như toàn bộ phần châu Âu của Nga, lãnh thổ Urals và miền tây Kazakhstan.

Và có thể nói rằng, nếu người Mỹ triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa LGM-30G thuộc dòng “Minuteman” với tầm bắn khoảng 6 700-8 500 km, hoặc LGM-118 (Missile-nghiệm, hoặc MX) với tầm bắn 9 600 km thì điều gì sẽ xảy ra?

Tình hình ở Crimea càng trở nên phức tạp bởi thực tế tới năm 2017 thời hạn cho thuê căn cứ hải quân Sevastopol trong Hải quân Nga sẽ hết. Trong trường hợp này, Mỹ sẽ thiết lập sự thống trị hoàn toàn Biển Đen.

Và tất nhiên, khối liên minh đã thấy rõ giá trị vị trí chiến lược Crimea: bán đảo lý tưởng của “tàu sân bay”. Nếu tàu sân bay ở đây nó cho phép giám sát toàn bộ lãnh thổ của các quốc gia khu vực Biển Đen, khu vực eo biển, các nước vùng Balkans, vùng Caucasus, Trung Đông.

Sau khi Crimea đã trở thành một phần của Nga, quân đội Nga đã tăng cường sự hiện diện lực lượng quân sự trên bán đảo vì thế sự quan tâm ở khu vực Biển Đen của NATO đã tăng lên đáng kể.

Mỹ không thể không lo lắng rằng, hai năm trước Biển Đen xuất hiện vượt quá số lượng tên lửa chống tàu, máy bay chiến đấu, tàu chiến và lực lượng tàu ngầm. Chúng ta đang nói về tàu ngầm “Warszawianka”, tàu tuần dương “Moskva” đã được nâng cấp và tàu tên lửa nhỏ “Desperado” (“Những con tàu vô hình”), tất cả chúng đều được trang bị cho Hạm đội Biển Đen.

Tất cả đều có tên lửa hành trình có độ chính xác cao “Caliber”. Điều này khiến NATO lo lắng và thậm chí tàu tuần tra loại nhỏ của Nga cũng sử dụng các tên lửa hành trình mới nhất với độ chính xác hơn và mạnh hơn và do đó chúng hiệu quả hơn các tàu chiến của các nước khác.

Bên cạnh đó, trên bán đảo này quân đội Nga hiện nay đang tăng cường các loại vũ khí mới và trang thiết bị quân sự (khoảng 4 000 đơn vị). Lực lượng trực chiến ở Crimea mang tới các tổ hợp tên lửa “Ball”, “Bastion” (“tàu killer”), tàu ngầm (“Rostov-on-Don”, “Novorossiysk”), máy bay ném bom Tu-22M3.

Ngoài ra, ở đây còn có sự xuất hiện của “Iskander-K” và “Iskander-M”, “Áo giáp”(Pancsiri), và tất nhiên còn có các máy bay yểm hộ “tàng hình” và hệ thống tên lửa phòng không S-300 và S-400.

Tất cả những tổ hợp hoàn toàn có thể tiếp cận để tiêu diệt các nhóm máy bay tấn công của hạm đội Mỹ. Cần lưu ý rằng, hạm đội Nga tại Biển Đen trước khi trở nên rất “oai phong” đã không thể đương đầu với nhóm các máy bay tấn công của Hải quân Mỹ.

Nhưng với sự xuất hiện trên bán đảo này các hệ thống tên lửa chống máy bay và tổ hợp súng-tên lửa và máy bay ném bom chiến lược, tình hình sẽ trở nên hoàn toàn khác.

Như vậy, nếu xuất hiện kịch bản đối đầu quân sự giữa NATO và các nhóm quân đội Crimea của Nga tại Biển Đen. Hải quân Mỹ được lệnh tấn công vào bán đảo Crimea và dễ dàng đi qua các eo biển nhờ cái gật đầu chấp thuận của Thổ Nhĩ Kỳ (một thành viên của NATO), và đi vào vùng lãnh hải của Nga.

Sau ba lần bắn cảnh báo từ phía Nga nhưng kẻ thù vẫn tiếp tục di chuyển đến bán đảo. Đầu tiên bước vào cuộc chiến đấu là “Iskander”, chúng sẽ gây sát thương các tàu hải quân và các đối tượng khác của các nước đồng minh liên minh, ví dụ có thể là căn cứ không quân của NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau đó, một vài máy bay chiến đấu Tu-22M3 trong vùng không phận của bán đảo sẽ tham gia vào cuộc chiến. Cuộc không chiến giữa máy bay chiến đấu của Nga và máy bay địch cất cánh từ một tàu sân bay, tất nhiên điều này rất khó vì chúng không kịp cất cánh thì đã bị các tổ hợp tên lửa bắn rơi.

Để giúp các máy bay chiến đấu hoạt động hiệu quả các tổ hợp S-300 và S-400  sẽ cũng cung cấp thông tin để máy bay ném bom chiến lược tới gần các tàu chiến của Mỹ và tiêu diệt tất cảm những gì còn lại sau khi sử dụng “Iskander” và “Bastion”.

Một kịch bản như vậy trông khá hấp dẫn với kẻ thù. NATO biết rằng, các nhóm lực lượng của Nga trên bán đảo đã được trang bị rất đầy đủ. Vì vậy, tất cả các hoạt động của NATO ngoài khơi bờ biển Crimea hiện nay dường như chỉ mang tính  biểu dương lực lượng.

Nga lấy lại được căn cứ quân sự độc đáo, chiến lược: từ vị trí này dễ dàng tiến hành đánh chặn tên lửa hành trình bay từ Adriatic và Biển Địa Trung Hải. Hơn nữa, ngoài việc tăng cường lực lượng Biển Đen, nó cho phép gửi tàu chiến ở Địa Trung Hải.

Nhiệm vụ chính của họ, tất nhiên hỗ trợ hoạt động quân sự tại Syria, nhưng song song với chúng cho thấy Hải quân Nga đang dần dần mở rộng phạm vi “ảnh hưởng”.

Trong vài năm tới, Nga sẽ được tiếp tục việc củng cố và hiện đại hóa Hạm đội Biển Đen và xây dựng lại cơ sở hạ tầng quân sự ở bán đảo, đã bị phá hủy vào 25 năm trước đó. Biến nó trở thành một pháo đài bất khả xâm phạm.

Nó sẽ được trang bị hầu hết các hệ thống vũ khí hiện đại: các hạm đội tàu ngầm, các tàu mặt nước, máy bay thế hệ mới…Nhưng tất cả những điều này sẽ là trong tương lai, nhưng bây giờ bạn cần phải cũng cố tăng cường tàu ​​sân bay, không để nó bị đánh chìm bởi các mối đe dọa trước mắt.

Theo Minh Tú (Đất Việt)

Nổi bật