Được ấp ủ từ năm 2011, sau 6 năm thai nghén cuối cùng Hải quân Malaysia đã cho hạ thủy lớp tàu chiến ven bờ (LCS) đầu tiên của mình.
Theo Navy Recognition, hôm 24/8 Hải quân Malaysia đã cho hạ thủy tàu Maharaja Lela mang số hiệu “2501” tàu đầu tiên thuộc lớp tàu chiến thế hệ thứ hai (SGPV) do Malaysia tự đóng mới dựa trên thiết kế của lớp tàu hộ tống Gowind của tập đoàn hàng hải DCNS, Pháp. Cũng theo phía Hải quân Malaysia tuyên bố SGPV cũng là lớp tàu chiến ven bờ (LCS) đầu tiên của nước này. Nguồn ảnh: Navy Recognition. |
|
Tàu Maharaja Lela được Malaysia khởi đóng từ tháng 3/2016 tại nhà máy đóng tàu Hải quân Boustead Sdn Bhd của Malaysia, tuy nhiên kế hoạch phát triển lớp tàu chiến SGPV lại được Malaysia ấp ủ từ năm 2011. Khi nước này quyết định chi tới 1.9 tỷ USD để tự đóng mới 6 tàu chiến LCS thay vì phải đi mua từ nước ngoài. Nguồn ảnh: Navy Recognition. |
|
Tham gia dự án phát triển SGPV của Hải quân Malaysia có khá nhiều cái tên nổi tiếng như MEKO 200 của ThyssenKrupp hay Sigma 10514 của Damen, nhưng cuối cùng Malaysia lại lựa chọn lớp tàu hộ tống Gowind của DCNS. Tuy nhiên SGPV lại là một biến thể mở rộng của Gowind với lượng giãn nước cũng như kích thước tàu lớn hơn hẳn phiên bản Gowind nguyên mẫu. Nguồn ảnh: Navy Recognition. |
|
So với các mẫu tàu chiến của Hải quân Malaysia hiện tại SGPV có khoảng cách khá lớn về mặt công nghệ lẫn sức mạnh hỏa lực, bản thân nó cũng được tối ưu hóa cho nhiệm vụ tác chiến ven biển, khi vừa có thể đồng thời đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau trong biên đội tàu chiến của Hải quân Malaysia. Nguồn ảnh: Navy Recognition. |
|
SGPV sở hữu cấu hình vũ khí khác biệt hoàn toàn so với Gowind từ pháo chính cho tới các tên lửa chống hạm. Theo đó SGPV được trang bị một hải pháo 57mm Bofors thay cho pháo 76mm OTO Melara của Gowind, đi kèm với đó là hệ thống vũ khí đánh chặn tự động 30mm DS30M Mark 2 thay cho 20mm. Ngoài ra nó được trang bị tới 3 máy phóng ngư lôi thay vì chỉ hai như trên Gowind. Nguồn ảnh: Navy Recognition. |
|
Về hệ thống tên lửa tấn công, SGPV được trang bị các bệ phóng tên lửa thẳng đứng VLS có khả năng triển khai tên lửa phòng không trên hạm tầm ngắn MICA tương tự như Gowind. Nhưng về tên lửa chống hạm nó lại được trang bị Naval Strike Missile (NSM) dòng tên lửa chống hạm tiên tiến hơn hẳn cho với tên lửa Exocet vốn đã quá cũ kỹ. Nguồn ảnh: Navy Recognition. |
|
Nhìn chung, các tàu SGPV gần như sẽ giúp biên đội tàu chiến của Malaysia lột xác trong thời gian sắp tới khi năng lực tác chiến trên biển của họ được cải thiện đáng kể cả về chất lẫn lượng. Bản thân thiết kế của SGPV cũng phù hợp với quy mô lực lượng hải quân của Malaysia khi họ chỉ thiên về tác chiến ven bờ. Nguồn ảnh: Navy Recognition. |
|
Theo kế hoạch Hải quân Malaysia sẽ đóng mới 5 chiếc SGPV nữa trong nhữn năm tới, với chiếc tiếp đã được đặt ky trong năm nay và đang trong giai đoạn hoàn thiện. Giá trị của mỗi chiếc SGPV ước tính khoảng 466 triệu USD do Malaysia tự đóng hoàn toàn với sự chuyển giao công nghệ từ phía DCNS. Nguồn ảnh: Navy Recognition. |
|
Về thiết kế cơ bản SGPV có lượng giãn nước 3100 tấn, với chiều dài cơ sở 111m, bề ngang lên tới 16m và có mớn nước 3.85m. Cấu hình trên của SGPV hoàn toàn lớn hơn hẳn so với tàu hộ vệ Gowind cho phép lớp tàu chiến ven bờ này hoạt động trên biển lâu hơn với hải trình xa hơn, thủy thủ đoàn trên SGPV cũng gấp đôi Gowind (138 so với 65). Trong ảnh là tàu hộ vệ El Fateh – 971, lớp tàu hộ vệ Gowind đầu tiên được DCNS đóng mới cho Hải quân Ai Cập và cũng là chiếc duy nhất cho tới thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: Military Edge. |
|
So với các lớp tàu hộ vệ hay tàu khu trục trong khu vực, SGPV của Hải quân Malaysia có phần vượt trội hơn về mặt công nghệ mặc dù nó không được trang bị các loại vũ khí tấn công đủ mạnh. Nhưng với MICA hay NSM, SGPV hoàn toàn có thể tự tin bảo vệ vùng biển Malaysia trước các mối đe dọa từ phía bắc hay phía đông. Nguồn ảnh: Maritime News. |
|
Hải quân Malaysia hiện tại có khoảng trên dưới 60 tàu chiến các loại, trong đó chỉ có 14 tàu hộ vệ hoặc tàu tấn công có khả năng mang theo tên lửa và 2 tàu ngầm tấn công diesel điện, hầu hết trong số đó đều đã lỗi thời. Ngoài ra hải quân của nước này chỉ có biên chế 15.000 quân. Nguồn ảnh: Wikimedi. |
|
Quay lại với SGPV, trang thiết bị điện tử trên tàu có chút cải tiến hơn so với người tiền nhiệm Gowind với hệ thống tác chiến trên biển DCNS SETIS do DCNS phát triển, kết hợp với đó là hệ thống radar giám sát Thales SMART-S Mk2 và hệ thống radar kiểm soát hỏa lực Rheinmetall TMEO Mk2. Nguồn ảnh: Pakistan Defence. |
|
Hệ thống tác chiến chống ngầm của SGPV chỉ ở mức tương đối nếu như không muốn nói là không có khả năng thực chiến cụ thể. Bù lại SGPV lại có khả năng triển khai trực thăng hải quân hạng nặng và UAV trinh sát ngay từ trên tàu. Nguồn ảnh: Pakistan Defence. |
Theo Trà Khánh (Kienthuc.net.vn)