Kết quả cho thấy về nhiều tính năng hai loại vũ khí này khá giống nhau. Ví dụ, chất lượng đạn của hai loại xe tăng gần như không khác nhau. Về phần mình, T-90 dùng loại đạn được đưa vào vũ trang từ những năm 90 có tên là "Svines", tuy nhiên vẫn có khả năng bắn trúng mục tiêu rất cao.
Xe tăng Nga còn được trang bị tên lửa chống tăng "Invar" trong khi "đối thủ cạnh tranh" của Mỹ thì không sở hữu loại đạn được này.
Tạp chí đưa ra kết luận, nếu xảy ra đụng độ quân sự thì cả hai loại xe tăng đều có thể đâm thủng giáp thép của nhau và bắn chính xác như nhau. Các chuyên gia cũng nhận định rằng hai loại xe tăng của Nga và Mỹ ngang tầm, và trong trường hợp này thì chiến thắng chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm của đội lính tăng mà thôi.
Tuy nhiên thực tế dường như lại khác với những gì mà tạp chí của Mỹ này đưa ra. Còn nhớ tờ RIAN, số lượng các xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1M Abrams (biến thể xuất khẩu và được hiện đại hóa từ xe tăng M1A1) do Mỹ cấp cho Quân đội Iraq đang giảm nhanh tột độ, sau khi hàng tá xe tăng loại này bị tên lửa của phiến quân nướng chín trong các trận chiến.
Được biết, trong giai đoạn năm 2013 - 2014, Mỹ đã chuyển giao tổng cộng 146 xe tăng M1A1M (tương đương 4 trung đoàn) cho Sư đoàn 9 Quân đội Iraq. Sau khi đi vào chiến đấu, các xe tăng này gần như không thể hiện được sức mạnh chiến đấu trong điều kiện đô thị, một số lượng lớn bị tên lửa của phiến quân phá hủy và bị thu làm chiến lợi phẩm.
Việc xe tăng M1A1M được mệnh danh là hiện đại bấc nhất thế giới lại dễ dàng bị bắn hạ hàng loạt ở Iraq là do khả năng làm chủ vũ khí mới của các binh sỹ nước này.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng khả năng phòng vệ yếu kém của xe tăng M1A1M, khi liên tiếp bị đốn hạ bằng tên lửa chống tăng và súng phóng lựu do Nga, Trung Quốc sản xuất, RIAN nhận định.
Trong khi đó, dòng tăng T-90 của Nga lại thể hiện được sức chiến đấu vượt trội của mình, đặc biệt là phiên bản hiện đại T-90 trên chiến trường Syria có thể sống sót ngay cả khi bị hỏa thần diệt tăng TOW của Mỹ tấn công.
Khả năng thực chiến của xe tăng T-90 Nga thậm chí còn tốt hơn cả mong đợi khiến hàng loạt quốc gia đặt mua. Có sự khác biệt giữa xe tăng Nga và Mỹ là do phương án tác chiến khác nhau dẫn tới triết lý chế tạo không giống nhau.
Trong khi các sản phẩm vũ khí của Nga nói chung và xe tăng nói riêng luôn đi theo thiết kế công thủ toàn diện. Trong khi các sản phẩm vũ khí của Nga nói chung và xe tăng nói riêng luôn đi theo thiết kế công thủ toàn diện.
Có thể nhận thấy sản phẩm Nga ngoài sức mạnh hỏa lực từ pháo lớn hơn 125mm trên T-90, xe tăng Nga còn có khả năng bắn được tên lửa qua nòng pháo, điều này xe tăng Mỹ chưa có.
Để phòng vệ, ngoài các lớp giáp, xe tăng Nga còn trang bị hệ thống phòng vệ chủ động từ ngay khi xuất xưởng, trong khi xe tăng Mỹ sẽ phải cần vài năm nữa để có được sản phẩm tương tự.
Theo Ngọc Anh (Đất Việt)