Trong bộ vest màu tối kèm với nụ cười mỉm, Jeon Joo-hwan, 31 tuổi khiến nhiều người lầm tưởng đây là một nhân viên văn phòng hiền lành, tốt bụng. Tuy nhiên đằng sau vẻ bề ngoài đó lại là tên sát nhân trong vụ án giết người với nạn nhân là nữ tiếp viên tàu điện ngầm, lầm việc tại ga Sindang, thành phố Seoul hồi đầu tháng.
Dư luận xứ kim chi đã được một phen dậy sóng sau khi qua đánh giá, cảnh sát và ban hội thẩm quyết định công khai bức ảnh, dường như đã qua chỉnh sửa, cùng tên tuổi của Jeon.
Ở Hàn Quốc, danh tính của nghi phạm thường không được công khai nhằm bảo vệ quyền lợi của bị cáo. Trong trường hợp xảy ra vụ án rất nghiêm trọng, một ủy ban sẽ được thành lập, bao gồm các sĩ quan cảnh sát và các chuyên gia liên quan nhằm cân nhắc xem có nên công bố thông tin ra công chúng hay sẽ không tiết lộ nhằm bảo vệ quyền lợi giữ gìn danh tính cho nghi phạm.
Nếu quyết định của ủy ban là công khai, cảnh sát sẽ công bố tên, tuổi và khuôn mặt của nghi phạm trước công chúng và truyền thông qua ảnh chân dung trên thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của người đó, chứ không dùng ảnh do cảnh sát chụp (mugshot).
Theo giải thích của Bộ Tư Pháp Hàn Quốc, chiếu theo luật pháp của nước này, nếu không được sự đồng ý của những người liên quan, cảnh sát sẽ không được công bố ảnh tội phạm mà họ đã chụp thời điểm bị cáo khi bị bắt.
Tuy nhiên điều này không phải là không gây ra tranh cãi, như vụ án giết người trên tàu điện ngầm nói trên của Jeon Joo-hwan, người dân sẽ cảm thấy bối khi chứng kiến bức ảnh đã được chỉnh sửa kỹ lưỡng của nghi phạm.
Giáo sư Kwak Dae-kyung tại Trường Cao đẳng Cảnh sát và Tư pháp Hình sự của Đại học Dongguk nói rằng sẽ tốt hơn nếu công bố bức ảnh do cảnh sát chụp cho mục đích tiết lộ danh tính hơn là những bức ảnh đã qua chỉnh sửa.
“Một bức ảnh của nghi phạm nên thể hiện diện mạo thật của anh ta hoặc cô ta. Hình ảnh đã qua chỉnh sửa sẽ làm giảm hiệu quả của quy tắc tiết lộ thông tin hiện tại ”.Giáo sư Kwak Dae-kyung cho biết.
Giáo sư Kwak Dae-kyung lưu ý rằng cần phải làm nổi bật bản chất đáng xấu hổ của các bức mugshot, bởi việc công bố chúng có thể đưa ra thông điệp cảnh báo cho những tên tội phạm khác trong tương lai.
“Chính phủ Hàn Quốc đã bị động trong việc tiết lộ danh tính tội phạm so với các quốc gia khác,” vị giáo sư nói thêm.
Tại một số quốc gia, ảnh của tội phạm hoặc tù nhân sẽ được sử dụng công khai trong các hồ sơ. Như ở Mỹ, thời điểm bị bắt, cảnh mà cảnh sát sẽ được sử dụng dựa theo đạo luật Tự do thông tin dù bất kể người đó có quốc tịch nào hay vi phạm tội danh gì. Điều này cũng được áp dụng tương tự tại Nhật Bản khi các bức ảnh và thông tin cá nhân của tội phạm đều được công khai.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số ý kiến của các chuyên gia đề nghị thận trọng về vấn đề này khi khả năng vi phạm nhân quyền của người phạm tội.
“Một khi ảnh chụp của bị cáo đã bị công khai trước khi bị chứng minh là có tội, điều này đồng nghĩa với việc có thể khiến công chúng coi như họ đã là tội phạm. Nếu như sau đó họ được minh oan, điều này sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng không chỉ cho họ mà cả cho gia đình. Những hồ sơ như vậy vẫn tồn tại trên mạng trong nhiều năm nay.”, luật sư Gang Nam-hoon tại công ty luật Yeonjae cho biết.
QT (Nguoiduatin.vn)