Những tai nạn xảy ra với hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 thường có liên quan tới thuật "phóng lạnh".
Kiểu phóng này có ưu điểm là không đòi hỏi vật liệu chế tạo ống phóng phải chịu được nhiệt độ cao của động cơ tên lửa. Đạn đánh chặn sẽ đạt được tốc độ rất nhanh ngay khi động cơ chính kích hoạt.
Nhưng thuật phóng lạnh cũng có nhược điểm là nếu động cơ chính gặp sự cố và không hoạt động, tên lửa có thể rơi xuống xe phóng và phát nổ.
Trong cuộc tập trận diễn ra vào tháng 9/2000, một tên lửa 48N6 sau khi được đẩy ra khỏi ống phóng đã không thể kích hoạt động cơ, kết quả là nó rơi xuống đè bẹp ống phóng, rất may quả đạn đã không phát nổ.
Tên lửa 48N6 của hệ thống S-300 bị rơi vì động cơ chính không hoạt động |
Tuy nhiên vụ việc xảy ra tại trường bắn Ashuluk thuộc vùng Asktrakhan hồi năm ngoái thì lại không được may mắn như trên, lỗi tương tự cũng xảy ra với quả đạn khi động cơ chính không kích hoạt, có điều kíp bắn đạn thật này đã gặp xui xẻo lớn khi tên lửa phát nổ ngay sau khi tiếp đất và phá hủy hoàn toàn xe phóng, chưa rõ có thương vong với kíp trắc thủ hay không.
Tên lửa S-300 nổ tung sau khi tiếp đất, phá hủy hoàn toàn xe mang phóng |
Xe phóng cháy đen sau khi quả đạn phát nổ |
Nếu còn đạn trong ống phóng thì những quả tên lửa này chắc chắn cũng phải bỏ đi |
Những tai nạn như trên ít nhiều sẽ khiến các nhà sản xuất cũng như khách hàng phải cảm thấy phân vân giữa hai sản phẩm sử dụng thuật phóng "nóng - lạnh".
Theo Sao Đỏ (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)