Súng chống tăng AT-4 có xứng là đối thủ của RPG-7

06/04/2016 15:36:05

Dù từng làm mưa làm gió tại chiến trường Iraq nhưng súng chống tăng AT-4 do Mỹ sản xuất vẫn không được xem là đối thủ xứng tầm của RPG-7.

Dù từng làm mưa làm gió tại chiến trường Iraq nhưng súng chống tăng AT-4 do Mỹ sản xuất vẫn không được xem là đối thủ xứng tầm của RPG-7.
Theo số liệu thống kê Mỹ, để quân đội chính phủ Iraq giành được ưu thế trước tổ chức khủng bô IS trong các cuộc tấn công thời gian qua, có sự đóng góp không nhỏ của súng chống tăng M136 AT-4 do Mỹ sản xuất. AT-4 đạt tầm bắn hiệu quả là 300 m và lên tới 500 m nếu bắn theo diện tích.
 
 
Đạn xuyên lõm chống tăng tiêu chuẩn (HEAT) của AT-4 có trọng lượng 1,8 kg; chiều dài 460 mm; sơ tốc 290 m/s, thời gian bay qua quãng đường 250 m là dưới 1 giây; tầm bắn tối đa lên tới 2.100 m.
 
 
AT-4 còn được trang bị đạn đa dụng HEDP 502, chủ yếu dùng để chống lại công sự, boong ke. Đạn có thể lắp ngòi nổ tiếp xúc hoặc ngòi nổ giữ chậm nhằm mục đích xuyên qua tường bê tông rồi mới phát nổ để tăng sức phá hoại. Đạn HEDP 502 cũng được dùng để chống lại mục tiêu là xe thiết giáp nhẹ, khi có khả năng xuyên qua 150 mm giáp đồng nhất.
 
 
Ngoài ra, AT-4 còn được trang bị nhiều loại đạn khác nhau như đạn xuyên mạnh HP: tăng khả năng xuyên lên tới 500 - 600 mm giáp đồng nhất; đạn chống boong ke - công sự AT8: thay thế đầu đạn xuyên lõm bằng đầu đạn chống boong ke chuyên dụng và đạn nổ phá mang liều kép AST: được thiết kế chuyên dùng cho tác chiến đô thị với khả năng xuyên phá mạnh hơn các công trình xây dựng.
 
 
Tuy nhiên, dù được Mỹ đánh giá rất cao tại chiến trường Iraq nhưng súng AT-4 chỉ phù hợp cho nhiệm vụ tiêu diệt những xe thiết giáp hạng nhẹ (đây chính là lý do AT-4 làm mưa làm gió tại Iraq vì lực lượng khủng bố IS hầu như không có xe tăng). Vì vậy, việc xếp AT-4 ngang hàng với súng chống tăng huyền thoại RPG-7 của Nga được cho rằng thiếu thuyết phục.
 
 
Bởi tính từ thời điểm được biên chế trong quân đội Liên Xô đến nay đã ngót nghét 53 năm đến nay, giá trị sử dụng của RPG-7 vẫn không hề giảm sút. Các xe tăng chiến đấu chủ lực mà RPG-7 phải đối mặt lúc đó là M-48, M-60.. đã được thay thế bằng M1A2, Challenger-2, Leopard-2A6, Merkava-IV. Tuy nhiên, ngay cả những chiếc xe tăng hiện đại nhất thế giới này vẫn bị RPG-7 đánh bại như thường.
 
 
Súng RPG-7 có thể không đánh bại được các xe tăng nói trên nếu tấn công trực diện từ phía trước nhưng nếu tấn công từ 2 bên hông với sức xuyên giáp của đầu đạn lên tới 750mm thì không một loại xe tăng nào có thể sống sót.
 
 
Đặc biệt, súng RPG-7 còn được thiết kế với nhiều loại đạn xuyên giáp diệt tăng, đạn chống bộ binh, đạn phá công sự. Điển hinh là loại đạn PG-7V đưa vào sử dụng năm 1961 có tầm bắn mục tiêu di động 250m, xuyên giáp dày 260mm; đạn 2 đầu nổ PG-7VR ra mắt năm 1988 có khả năng phá hủy xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ ERA; đạn nhiệt áp TGB-7V chuyên diệt bộ binh nấp trong lô cốt, được ra mắt năm 1988.
 
 
Ngoài việc tiêu diệt các xe tăng, xe bọc thép, RPG-7 còn được sử dụng để bắn hạ cả trực thăng hoạt động ở tầm thấp. Ít nhất có 3 chiếc trực thăng UH-60 Black Hawk đã bị bắn hạ bằng RPG-7 trong các hoạt động của quân đội Mỹ tại Somalia năm 2003.
 
 
Đã có những ghi nhận về việc xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 của Mỹ bị tấn công bằng RPG-7 trong chiến tranh Iraq năm 2003, mặc dù đầu đạn không thể xuyên qua được lớp giáp của xe tăng từ phía trước nhưng vụ tấn công đã gây hư hại xe tăng và buộc nó phải từ bỏ nhiệm vụ.
 
Ngoài ra, loại xe tăng chiến đấu chủ lực được quảng cáo là tốt nhất thế giới Merkava-IV của Israel vẫn liên tục phải hứng chịu những tổn thất trước các cuộc tấn công bằng RPG-7 từ lực lượng phiến quân Hezbollah, lực lượng Hồi giáo Hamas...
 
 
Theo Đất Việt

Nổi bật