Sự thật bất ngờ về 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm

15/08/2015 15:35:00

Võ công Thiếu Lâm nổi tiếng với rất nhiều tuyệt kỹ được lưu truyền hàng ngàn năm. Tuy nhiên, những tuyệt kỹ này đã bị cường điệu quá nhiều trên văn học và điện ảnh.

Võ công Thiếu Lâm nổi tiếng với rất nhiều tuyệt kỹ được lưu truyền hàng ngàn năm. Tuy nhiên, những tuyệt kỹ này đã bị cường điệu quá nhiều trên văn học và điện ảnh.

Trong đó, 72 tuyệt kỹ của võ Thiếu Lâm chính là hệ thống phương pháp, cách thức, bí quyết tu luyện võ công (ở tất cả các loại công phu như khinh công, thủy công, nhuyễn công, ngạnh công, nội công, ngoại công ...).

72 tuyệt kĩ võ học này bao quát toàn diện những hệ thống võ công từ nguyên khởi đến cả những thời điểm hoàng kim nhất của võ phái, cho đến tận ngày nay.

Tuy nhiên trong số 72 tuyệt chiêu thì có không ít đã được “huyền thoại hóa” và bị thổi phồng lên quá mức so với khả năng thực.
 

Trên thực tế, 72 tuyệt kỹ này là những kĩ pháp đặc biệt khó luyện, đòi hỏi một chặng đường rất dài khổ luyện mới có thể đạt thành tựu.

Trong quá khứ, một số võ sư dù chỉ am hiểu được một vài tuyệt kĩ đã có thể tự mình sáng lập một môn phái.

Hệ thống 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm được phân chia thành nhiều dạng: nhuyễn công, ngạnh công, nội công, ngoại công và tập hợp thành các nhóm khác nhau gồm: Các bí quyết luyện chỉ lực (luyện ngón tay); Các bí quyết luyện chưởng (luyện lòng bàn tay hay cạnh tay);

Các bí quyết luyện khinh công và phi hành (luyện chạy nhanh, nhảy cao, lướt trên mặt nước); Các bí quyết luyện thiết quyền và thiết tí (luyện nắm đấm, sức mạnh của cánh tay…);

Các bí quyết luyện thiết cước và thiên cân trụy (luyện đòn chân); Các bí quyết luyện những công phu đặc dị (như đầu cứng như sắt, cơ thể nhu nhuyễn, thu hạ bộ vào khoang bụng ...).

Trong số này, có thể kể tới một số tuyệt chiêu đã đi vào huyền thoại:

Điểm thạch công hay Nhất Chỉ Thiền công: là một loại nội công đặc sắc, thường xuất hiện trên phim ảnh với tên gọi “Nhất dương chỉ”.
 

Người luyện loại nội công này thành thục có khả năng phát huy toàn bộ sức mạnh tụ lại nơi một ngón tay, thậm chí có thể trồng cây chuối chỉ bằng một ngón tay hoặc dùng 1 ngón tay làm lõm cả tường.

Để tập tuyệt kỹ này, thông thường khởi đầu sẽ dùng ngón tay đập vào các gốc cây, sau tăng lên đập vào đá. Phải có thuốc ngâm tẩm đặc biệt để tập.

Phi đảm tẩu pháp hay Phi Thiềm Tẩu Bích: là môn khinh công nổi tiếng của Thiếu Lâm.  Đây thực chất là cách thức tập luyện để thân pháp trở nên nhanh nhẹn.

Người luyện thành thục môn võ này có khả năng chạy lứot trên độ cao 5m, tường dốc 85 độ mà vẫn như đi trên đất bằng.

Thiết Đầu Công: là loại công phu giúp người luyện võ có cái đầu rắn chắc và cứng như đá, là một trong số những tuyệt kỹ của Thiếu Lâm Tự.
 

Thiết đầu công lấy đầu làm vũ khí, là một quả trùy thép lợi hại có thể đập vỡ đá tảng, đập lồi tấm thép.

Thiết sa chưởng: Luyện cho bàn tay cứng như sắt, khi ra đòn có thể tạo ra kình lực cực mạnh có thể làm vỡ cả những tảng đá, gạch ngói…

Kim Chung Tráo: Theo truyền thuyết, tuyệt kỹ này gồm 12 ải, luyện đến ải cuối đao thương bất nhập, thủy hỏa bất cụ, bách độc bất xâm, trở thành thân kim cang bất hoại, thiên hạ vô địch.

Công phu này cũng gần giống Thiết bố sam. Trên thực tế, đây là những môn ngạch công, rèn luyện cơ thể cứng rắn, cường tráng, có khả năng chịu được ngoại lực tác động lớn hơn hẳn so với người thường.

Môn đáng công (luyện hạ bộ): môn này còn có tên là Kim Thiền công (ve sầu vàng thoát xác): luyện sức chịu đựng của những đòn tấn công vào hạ bộ.

Những người luyện thành thục tuyệt kỹ này có thể chịu được những cú đá rất mạnh vào hạ bộ mà không hề hấn gì.

Một số tuyệt kỹ khác được “thần thánh hóa” có thể kể tới như Lăng lí toản (đi xuyên qua nước), thực tế là phương pháp luyện bơi lội và luyện quyền cước khi ngâm mình dưới nước.

Thập Bát Đồng Nhân trận: thực chất là một trận pháp do 18 võ sư trấn giữ. Các võ sư nay toàn thân được bôi một lớp đồng sáng rực chứ không phải là những người luyện võ đến khả năng đao thương bất nhập, da thịt như đồng như sắt.
 

Trận pháp này cũng chẳng thâm sâu ảo diệu như phim ảnh, mà chỉ mang nhiều tính biểu diễn. Nó cũng không được coi là một trận pháp trấn phái của Thiếu Lâm.

Thủy Thượng Phiêu: Trong phim ảnh, những cao thủ luyện được tuyệt chiêu này có khả năng lướt trên mặt nước nhẹ như bay.
 

Tuy nhiên trên thực tế, võ tăng Thích Lý Lượng, người từng lập kỷ lục thế giới cũng chỉ có thể chạy được quãng đường hơn 120 mét, và dưới chân các cao tăng được trải một lớp chiếu mỏng trên mặt nước.

Thập bát La Hán: trên phương diện võ học, bộ công phu này ghi dấu ấn ở 2 cấp độ: kungfu cá nhân (Thập bát La Hán thủ, La Hán quyền và La Hán công) và trận pháp (Thập bát La Hán trận).

Trong đó có thể kể tới Thập bát La Hán thủ, thực chất là 18 thế tập, đúng hơn là 18 bước luyện tập, mô phỏng tư thế của 18 La Hán. Đây là những bài tập hoàn toàn không quá phức tạp và cao siêu như người ta vẫn nghĩ.

Thương đao bất nhập pháp: Thực tế chưa ghi nhận trường hợp nào có thể "miễn nhiễm" hoàn toàn với các binh khí.
 
>> Thực hư võ công của Phương trượng Thiếu Lâm Tự
>> Võ Thiếu Lâm có phải là “đệ nhất thiên hạ”?
>> Phương trượng Thiếu Lâm Tự bất ngờ lộ diện sau tin đồn bỏ trốn
>> Những hoạt động kinh doanh của Thiếu Lâm Tự khiến bạn "giật mình"
>> 6 đệ tử trình chứng cứ "lột mặt nạ" phương trượng Thiếu Lâm Tự
>> "Kiều nữ" Liu Liming tung bằng chứng ăn nằm, có thai với trụ trì Thiếu Lâm Tự
>> Trung Quốc truy tìm người tố cáo sư trụ trì Thiếu Lâm tự
>> Tiết lộ thông tin Phương trượng Thiếu Lâm dan díu, có 2 con riêng
>> Sư trụ trì chùa Thiếu Lâm bỏ trốn?
>> Rò rỉ tin sư trụ trì Thiếu Lâm Tự từng bị đuổi khỏi chùa
>> Sư trụ trì Thiếu Lâm tự bị tố quan hệ tình dục với ni cô
 
Theo Lê Sơn (Soha.vn/Trí thức trẻ)