Súng cối là loại vũ khí lợi hại của quân đội Mỹ nhờ khả năng cơ động và thích ứng với nhiều môi trường chiến đấu.
Súng cối có cấu tạo đơn giản bao gồm nòng, thiết bị chỉnh tọa độ và đế, nên chúng có thể dễ dàng được lắp ráp và triển khai nhanh tại chiến tuyến. Trong một số trường hợp, binh sĩ có thể chỉnh tọa độ thủ công và phóng đạn không cần đế, nhưng cả hai phương án này đều giảm độ chính xác. |
|
Đạn của súng cối di chuyển chậm hơn so với đạn pháo, nên chúng cần ít lực đẩy và tạo ra nhiệt ít hơn. Điều này giúp tăng hiệu suất hoạt động cho súng cối. Ví dụ, hệ thống súng cối M120 120mm có thể bắn 16 viên đạn trong phút đầu tiên và tần suất trung bình sau đó là 4 viên/phút. Trong khi đó, bích kích pháo có thể bắn 12 quả đạn trong 2 phút đầu tiên và 3 quả/phút trong những lần tiếp theo. |
|
Súng cối thường được triển khai cùng lính bộ binh tại chiến tuyến, đồng nghĩa chúng có thể nhìn thấy mục tiêu khi khai hỏa. Nếu cần thiết súng cối vẫn có thể bắn ngoài tầm nhìn nếu người quan sát điều chỉnh mục tiêu thủ công. |
|
Đạn cối có thể được điều chỉnh nổ cách mặt đất một khoảng cách nhất định, sau một thời gian bay nhất định hay sau khi chạm mặt đất một thời gian nhất định. Điều này phụ thuộc vào ngòi nổ được trang bị cho đạn. |
|
Súng cối có thể được triển khai tới chiến tuyến từ trên không, trong khi đạn có thể được đựng trong ba lô của các binh sĩ hay có thể được thả xuống từ trên máy bay. |
|
Nếu được trang bị thêm bánh như thế này, các binh sĩ có thể dễ dàng di chuyển súng cối trên chiến trường. |
|
Trong trường hợp đơn vị súng cối bị tấn công hay chiến trường thay đổi theo hướng bất lợi đối với loại vũ khí này, các binh sĩ có thể chuyển sang sử dụng súng trường, vì họ đều là lính bộ binh. |
|
Lính vận hành súng cối cùng thường dược trang bị kèm theo súng máy để giúp họ linh hoạt trong chiến đấu. |
Theo Huy Phong (Dân Việt)