Theo một bài đăng trên trang tin Sohu của Trung Quốc, phương Tây vẫn duy trì động thái gây áp lực lên Nga và không có ý định nới lỏng các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, những lệnh cấm vận đó cũng đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế châu Âu. Cùng lúc đó, Nga triển khai một số biện pháp bước để duy trì nền kinh tế và tăng thu nhập trong thực tế mới.
Các nhà phân tích Trung Quốc cho biết Moskva và Bắc Kinh đã đàm phán về ba yếu tố mới không chỉ giúp thúc đẩy nền kinh tế Nga mà còn thách thức vị thế của đồng đô la Mỹ.
Đầu tiên, chính quyền Trung Quốc cho phép nhập khẩu lúa mì từ nước Nga. Đây là một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi vì Trung Quốc là nước nhập khẩu lúa mì lớn, trong khi Nga lại là nhà cung cấp đáng tin cậy.
Thứ hai, Nga và Trung Quốc mở rộng thương mại năng lượng. Năm ngoái, hai nước đã ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực thương mại dầu khí. Loại hình hợp tác này đã tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm nay.
Thứ ba, Nga và Trung Quốc sử dụng tiền tệ quốc gia để thanh toán các hợp đồng năng lượng. Trước đây, các bên sử dụng USD để giao dịch.
Theo Sohu, nhiều quốc gia khác đang theo dõi động thái từ bỏ đồng USD của Nga và Trung Quốc để nhân rộng mô hình này.
Xu hướng xói mòn niềm tin đối với đồng bạc xanh của Mỹ hiện nay đã góp phần đẩy nhanh quá trình phi chính phủ hóa loại tiền tệ này với tư cách là đơn vị trao đổi chính của các hợp đồng và dự án đầu tư quốc tế.
Trước đó, các chuyên gia của JP Morgan Chase, một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất của Mỹ, cho rằng đồng USD sẽ sớm mất vị thế đồng tiền dự trữ toàn cầu trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương đang giảm mạnh tỷ lệ USD trong kho dự trữ ngoại tệ cùng với đó là chính sách lãi suất cơ bản của Mỹ có thể "chôn vùi" đồng bạc xanh.
JP Morgan cho biết trong những thập kỷ tới, nền kinh tế toàn cầu sẽ chuyển từ sự thống trị của Mỹ và đồng USD sang một hệ thống với châu Á có quyền lực nhất. Trong không gian tiền tệ, điều này có nghĩa là đồng USD có thể trở nên rẻ hơn so với những loại tiền tệ khác.
Theo Hoàng Trang (Báo Tin Tức)