Cụ thể, mặt đất ở một số khu vực được quan sát thấy dịch chuyển xung quanh giống như như chảy và thậm chí những con sóng cũng được hình thành. Đây được gọi là hiện tượng "đất hóa lỏng" xảy ra khi đất bị bão hòa mất đi độ cứng và sự rắn chắc của nó do phải chống chịu với áp lực mạnh chẳng hạn như sự rung lắc từ một trận động đất.
Nhiều người dùng Twitter đã mô tả hiện tượng này là "đáng sợ". Trận động đất cũng gây sóng thần cao tới 6 mét, tấn công hòn đảo Sulawesi, theo Cơ quan quản lý thiên tai Indonesia.
Phó tổng thống Jusaf Kalla cho biết số người chết cuối cùng có thể lên tới hàng nghìn người.
Nhiều người vẫn bị mắc kẹt trong đống đổ nát của các tòa nhà bị sụp đổ trong trận động đất, theo phát ngôn viên của Cơ quan quản lý thiên tai Indonesia Sutopo Purwo Nugroho.
Ông Nuhroho cũng cho biết ước tính có 2,4 triệu người bị ảnh hưởng và ít nhất 17.000 người vô gia cư sau thảm họa kép ở Indonesia.
Theo Phương Đăng (Dân Việt)