Ông kêu gọi Washington “tiếp tục đưa ra các tín hiệu rõ ràng, dứt khoát, đồng thời cam kết duy trì hiện diện (quân sự) trong khu vực”.
Bộ trưởng quốc phòng Singapore giải thích rằng niềm tin vào vai trò của Mỹ là một phần lý do đằng sau việc duy trì liên hệ quân sự giữa hai nước.
“Đó là lý do hồi năm 2012 chúng tôi chấp thuận đề nghị của bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta luân phiên triển khai bốn tàu chiến hoạt động gần bờ đến Singapore... Tương tự, nay Singapore đồng ý hỗ trợ Mỹ triển khai máy bay do thám P-8 Poseidon” - ông Ng nói.
Mỹ thêm một chân vững chắc
Chuyên gia Euan Graham, giám đốc Chương trình an ninh quốc tế thuộc Viện Lowy của Úc, lưu ý sự kiện bộ trưởng Singapore và người đồng cấp Mỹ Ashton Carter hôm đầu tuần đưa ra tuyên bố chung về nâng cấp Hiệp ước hợp tác quốc phòng (DCA) trùng hợp với năm kỷ niệm hai văn bản khác: 10 năm Hiệp ước khung chiến lược về quốc phòng và 25 năm Bản ghi nhớ về việc Mỹ sử dụng cơ sở quân sự tại Singapore.
DCA trở thành văn kiện quan trọng thứ ba đánh dấu mối quan hệ hợp tác quốc phòng Mỹ - Singapore trong một phần tư thế kỷ qua.
Ông Euan Graham đánh giá tuy đảo quốc sư tử không phải là đồng minh chính thức của Mỹ, nhưng ý nghĩa chiến lược của Singapore đối với Washington bây giờ thậm chí vượt qua hai đồng minh hiệp ước là Thái Lan và Philippines.
Singapore cung cấp các cơ sở vật chất quan trọng cho hải quân Mỹ, trong đó bao gồm một bộ phận hậu cần chính của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương.
Đây cũng là trạm dừng chân cho các tàu sân bay và tàu ngầm Mỹ. Về phần mình, Mỹ thường xuyên tổ chức đào tạo dài hạn cho lực lượng không quân Singapore - một mô hình quan hệ hai bên cùng có lợi.
Việc Mỹ nâng tầm mối quan hệ này phản ánh giá trị của Singapore ở vị trí một căn cứ hoạt động chiến lược tại Đông Nam Á.
Trên hết, nó xảy ra trong hoàn cảnh Washington đang theo đuổi mục tiêu mở rộng bản đồ hiện diện quân sự trên Biển Đông, một trọng tâm của chính sách xoay trục châu Á. Sự hợp tác của Singapore vì thế được đánh giá là “rất đúng thời điểm”.
Hành động của Mỹ là chưa đủ
Sự kiện Mỹ triển khai máy bay săn ngầm P-8 Poseidon đến Singapore trong tuần này gây sự chú ý đặc biệt đối với truyền thông các nước. Giới quan sát tranh luận ý nghĩa của động thái này và cách nó định nghĩa vai trò của Mỹ tại Biển Đông.
Có nhiều ý kiến nhưng lời chốt lại nên thuộc về Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen: ổn định của khu vực không thể bảo đảm chỉ với hành động của Mỹ, các bên liên quan cần phải xây dựng lòng tin chiến lược.
Lời khuyên của ông Ng đồng nghĩa với các biện pháp cụ thể bồi đắp lòng tin và tăng cường hợp tác giữa quân đội các nước trong khu vực.
“Các tranh chấp kéo dài trên Biển Đông sẽ làm xói mòn lòng tin. Khó hình dung được việc thực thi Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) nếu như Tuyên bố về ứng xử của các bên (DOC) không được tôn trọng” - ông Ng cảnh báo.
Chia sẻ quan điểm này, nhà nghiên cứu David Arase trong bài viết mới đây đăng trên trang mạng của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak cho rằng các nước nhỏ có tranh chấp ở Biển Đông không thiếu động lực, họ chỉ thiếu năng lực để sử dụng nó chừng nào họ còn bị cô lập và không nhận thức được về những lựa chọn của mình.
Theo ông Arase, các nước nhỏ có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông trước hết gắn kết với nhau bởi các lợi ích căn bản. Nếu các nước kiên trì với tuyên bố chủ quyền hợp pháp của mình,
Theo Minh Trung (Tuổi Trẻ)