Trong khi xe tăng T-90 và Su-35, thậm chí Mi-24 thể hiện rất tốt sứ mệnh của mình tại Syria, không những giúp Nga tạo dựng vị trí chiến lược mà còn giúp ngành công nghiệp quốc phòng nước này ký kết được các hợp đồng lớn, thì Mi-28 lại có màn thể hiện nhạt nhòa, thậm chí còn tổn thất khi một chiếc bị rơi.
Và thực vậy, họ đã làm được điều hơn cả mong đợi. Trong số những vũ khí hiện đại triển khai, nhiều loại đã thể hiện xuất sắc sứ mệnh được giao, như siêu tiêm kích Su-35. Với thiết kế đa năng, loại tiêm kích này vẫn mang bom và rocket tấn công làm IS kinh sợ. Nhìn thấy tính hiệu quả, nhiều khách hàng đã quan tâm và đặt mua loại máy bay này trong đó có Indonesia. Có lẽ thể hiện xuất sắc nhất là những chiếc tăng chủ lực T-90A. Có thể chịu đựng dẻo dai ngay cả khi bị tấn công, T-90A là nỗi khiếp sợ cho IS. Chứng kiến màn thể hiện không thể tuyệt vời hơn, Ấn Độ, Ai Cập và Việt Nam đã mua một số lượng lớn loại tăng này. Ngay cả những chiếc Mi-24 và bản nâng cấp Mi-35 trở thành nỗi ám ảnh cho khủng bố IS. Tuy nhiên 'siêu tăng bay Mi-28', một vũ khí rất đáng được mong đợi lại có màn thể hiện khá nhạt nhòa, thậm chí còn chịu tổn thất tại chiến trường Syria. Lúc đầu những siêu tăng bay này được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều kỳ tích không những trong màn thể hiện mà còn trên thị trường xuất khẩu. Mặc dù ra đời đã lâu, lại được tung hô vượt trội so với người tiền nhiệm Mi-24. Tuy nhiên cho tới nay nó vẫn chật vật trong vấn đề tìm khách hàng. Thực tế thì theo đánh giá của các chuyên gia, không thể phủ nhận sức mạnh của Mi-28 so với người tiền nhiệm Mi-24. Tuy nhiên nếu so giá trị kinh tế phải bỏ ra sở hữu Mi-28 thì người ta mua Mi-35 (phiên bản hiện đại hóa của Mi-24) sẽ được lợi hơn nhiều. Không những thế, nếu Mi-24 nổi danh trên chiến trường thì Mi-28 vẫn gắn liền với những vụ tai nạn. Trong bối cảnh hiện tại khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine không có dấu hiệu giảm nhiệt, mà Nga lại phụ thuộc vào Ukraine trong vấn đề động cơ của trực thăng Mi-28. Chưa dừng lại, khi tham chiến tại Syria, Nga cũng tổn thất khi một chiếc Mi-28 tự rơi mà không phải từ hỏa lực đối phương khiến cả 2 phi công thiệt mạng. Mặc dù sau đó Nga điều tra và cho rằng lỗi thuộc về phi công, nhưng nhiều khách hàng vẫn thực sự nghi ngờ về chất lượng loại trực thăng này. Cho tới nay, ngoài Nga chỉ có duy nhất Iraq đặt mua loại trực thăng này. Khi được Nga chuyển giao vào năm 2016, vai trò của Mi-28 trong quân đội Iraq khi chống khủng bố IS cũng chưa ghi dấu ấn cụ thể. Vì thế có lẽ cần một thời gian nữa để Nga hoàn thiện, đặc biệt là vấn đề động cơ của 'siêu tăng bay Mi-28' này. Có như thế Mi-28 mới có thể thay thế Mi-24 trong thị trường xuất khẩu. |
Theo Việt Hùng (An Ninh Thủ Đô)