Sea Hunter sát thủ săn ngầm khiến tàu ngầm Nga phải e dè

30/08/2017 10:33:00

Không chỉ có thiết kế độc nhất vô nhị  Sea Hunter còn là mẫu tàu săn ngầm không người lái đầu tiên trên thế giới.

Không chỉ có thiết kế độc nhất vô nhị  Sea Hunter còn là mẫu tàu săn ngầm không người lái đầu tiên trên thế giới.

Hải quân Mỹ cũng là quốc gia đầu tiên đưa vào nghiên cứu và phát triển các mẫu USV chống ngầm chuyên dụng. Nổi bật nhất trong số này là Sea Hunter mẫu tàu nổi không người lái chống ngầm đầu tiên trên thế giới có tính thực chiến.

Thiết kế tổng thể:

Sea Hunter sử dụng kết cấu giống kiểu tàu 3 thân, có chiều dài 39,6m, cao 4,3m, trọng lượng mãn tải khoảng 147,5 tấn. Nó vận hành bằng động cơ đẩy sử dụng dầu diesel có sức chứa nhiên liệu khoảng 40 tấn, có thể hoạt động liên tục trên biển từ 70 đến 90 ngày tương đương 6.100km liên tục trên biển. 

Theo công bố của Bộ Quốc phòng Mỹ, tàu Sea Hunter có thể hoạt động trong điều kiện biển cấp 5 (sóng cao khoảng 1,82m, tốc độ gió đạt 39km/h), thậm chí trong điều kiện biển cấp 7 (sóng cao đạt 6m) tàu vẫn có thể duy trì hành trình bình thường. Do, thân tàu sử dụng nguyên liệu sợi các-bon tổng hợp, bên trong được chèn các vật liệu bọt xốp nên có thể chịu được áp lực rất lớn và rất chắc chắn giúp Sea Hunter có thể rẽ sóng rất dễ dàng, nhanh chóng xuyên qua những con sóng trong điều kiện di chuyển tốc độ cao lên tới 50 km/h.

Sea Hunter sat thu san ngam khien tau ngam Nga phai e de

Tàu Sea Hunter chạy thử trên biển. Ảnh: Oxtrotalpha.jalopnik.com

Khả năng và trang bị:

Sea Hunter có năng lực hành trình tự động trên biển nếu như phải thực hiện nhiệm vụ trong thời gian dài. Bản thân nó được trang bị một phần mềm điều khiển chuyên dụng và rất nhiều thiết bị dẫn đường, định vị như radar điều khiển thương mại, xen-xơ quang điện, hệ thống sonar và hệ thống nhận biết tự động (AIS) cho phép nó có thể tự điều khiển, tự động tránh né những tàu thuyền và mục tiêu khác đang di chuyển trên biển. 

Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tác chiến chống ngầm, phần chìm dưới nước của Sea Hunter đã được lắp đặt hệ thống sonar mô-đun hóa có thể nâng cấp (MS3). Đây là hệ thống sonar tần số trung bình được lắp ở dưới phần giữa thân tàu thế hệ thứ 5. Hệ thống sonar này sử dụng kỹ thuật thiết kế chủ - thụ động nhất thể hóa và kỹ thuật quét nhiều chùm sóng kiểu tự động.

Toàn bộ hệ thống được kết nối với một máy tính để tự động thực hiện các chức năng như thăm dò và bắt bám, thăm dò và cảnh báo ngư lôi, thăm dò quy luật lẩn tránh của mục tiêu nhỏ …Trong đó, bằng phương thức chủ động nó có thể hoàn thành việc định hướng và đo cự ly sóng âm, cự ly thăm dò hiệu quả là 18km, bằng phương thức thụ động nó chỉ có thể tiếp nhận thông tin từ các thiết bị chống ngầm khác dưới biển sau đó tổng hợp để truyền về sở chỉ huy.

Sea Hunter sat thu san ngam khien tau ngam Nga phai e de-Hinh-2

 Mô phỏng tác chiến chống ngầm của Sea Hunter. Ảnh: Foxtrot-alpha.com

Nhiệm vụ chủ yếu:

Về năng lực chiến thuật, Sea Hunter sẽ chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ tác chiến chống ngầm hoặc chống ngư lôi. Khi tuần tra trên biển, nếu phát hiện ra tàu ngầm/ngư lôi đối phương, nó sẽ bắt bám liên tục mục tiêu, đồng thời thông qua đường truyền dữ liệu thông tin vệ tinh, truyền tải liên tục tọa độ của tàu ngầm/ngư lôi đối phương cho tàu mặt nước gần đó, hướng dẫn tàu mặt nước thực hiện tấn công.

Ngoài chức năng chống ngầm và chống ngư lôi, Sea Hunter sẽ được giao thực hiện một số nhiệm vụ khác như nhiệm vụ tình báo, theo dõi và trinh sát (ISR), trung chuyển thông tin và cung cấp hậu cần. Nhờ vào kích thước bề ngoài tương đối lớn của mình, Sea Hunter có một không gian rộng và năng lực tải trọng lớn hơn, thậm chí có thể lắp đặt một thiết bị phát điện để cung cấp điện cho quá trình thực hiện nhiều nhiệm vụ. Bên cạnh đó, Sea Hunter cũng có thể phối hợp làm nhiệm vụ với các tàu chiến đấu ven bờ LCS của Hải quân Mỹ để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát cấp chiến thuật.

Theo Lam Ngọc (Kienthuc.net.vn)

Nổi bật