Biển người tuần hành phản đối khủng bố tại Pháp hôm 11/1 sau vụ xả súng vào tuần báo trào phúng Charlie Hedbo |
“Chúng tôi muốn cung cấp cho độc giả những điều đáng suy ngẫm về những hình biếm hoạ này liệu có nên được xuất bản dưới "lá chắn" là quyền tự do ngôn luận hay không", ông Kitagawa nói.
Khoảng 40 hình biếm họa sẽ được in trong cuốn sách, trong đó có hình nhà tiên tri Mohammed cau mày với một giọt nước mắt chảy xuống với dòng tít: "Tất cả sẽ được tha thứ" bằng tiếng Pháp, tay nhà tiên tri cầm bảng có dòng chữ "Je suis Charlie" (Tôi là Charlie). Đây chính là hình đăng trên bìa ấn phẩm mới nhất sau vụ xả súng của Charlie Hedbo và được phát hành hôm 14/1.
Bên cạnh các hình ảnh biếm hoạ, cuốn sách còn gồm nhiều ý kiến, bình luận của khoảng 20 người, bao gồm các chuyên gia về các vấn đề Hồi giáo.
"Vụ thảm sát là không thể chấp nhận được, nhưng chúng tôi cho rằng các hình biếm hoạ dường như đang ở vị trí ranh giới giữa sự châm biếm và sự căm ghét, do đó, những ý kiến thảo luận là cần thiết”, ông Kitagawa nói.
Ông Kitagawa cũng cho rằng việc xuất bản cuốn sách này sẽ không ảnh hưởng đến số phận của 2 con tin người Nhật đang trong tay lực lượng Hồi giáo tự xưng (IS) mà chúng doạ giết nếu không nhận được 200 triệu USD trong vòng 72 giờ.
Trước thông tin về cuốn sách sắp xuất bản của Daisan Shokan được đưa ra, một nguồn tin khác cho biết một nhóm người Hồi giáo, bao gồm người đứng đầu của một nhóm cư dân người Pakistan ở Nhật Bản, đã gửi một bức thư tới nhật báo Tokyo Shimbun phản đối vì tờ này đã đăng hình biếm hoạ nhà tiên tri Mohammed của ấn phẩm mới nhất của Charlie Hedbo trên các số báo ra ngày 13 và 14/1.
Khoảng 50 người Hồi giáo cũng đã biểu tình ngay trước trụ sở của tờ nhật báo này ở Chiyoda Ward vào chiều 21/1 để phản đối việc in hình biếm hoạ trên. Họ cho rằng việc tờ báo này đăng lại hình biếm họa nhà tiên tri của họ là “một sự sỉ nhục với người Hồi giáo” và đã yêu cầu tờ báo này đăng lời xin lỗi chính thức trên báo.
Tuy nhiên, nhật báo Tokyo Shimbun đã phản hồi lại rằng họ không có ý định xúc phạm người Hồi giáo, mục đích đăng các hình này chỉ đơn giản là để độc giả suy nghĩ về sự cân bằng giữa tự do ngôn luận và tín ngưỡng tôn giáo.