Tuy nhiên khả năng thực sự của các hệ thống tiên tiến hiện tại đang bị ngi ngờ khi bộc lộc nhiều điểm yếu của S-300, S-400.
Gần đây xuất hiện thông tin Nga sẽ được trang bị hệ thống S-500 thế hệ mới với khả năng vượt trội hơn hẳn các hệ thống thế hệ trước khiến nhiều chuyên gia tò mò.
Cuộc chiến giữa các hệ thống phòng không phòng thủ tên lửa hiện đại nhất của Nga với các thiết bị bay tàng hình của Mỹ chưa có hồi kết. |
Nga đã và đang thử nghiệm rất nhiều phương pháp và phương tiện để có thể đánh bại thiết bị sử dụng công nghệ tàng hình.
Họ đang thử nghiệm một hệ thống phòng không mới đóng vai trò như trung tâm điều khiển, liên kết các hệ thống radar lại với nhau tạo ra vùng kiểm soát dày đặc, đa tầng và rộng lớn với mục tiêu có thể phát hiện ra các thiết bị bay tàng hình.
Ông Michael Kofman, nhà bình luận của tờ báo The National Interest cho biết rằng: “Rõ ràng hiện này Nga đặc biệt coi quân đội Mỹ là mối đe dọa hàng đầu. Trong tương lai gần các loại máy bay, tên lửa thiết bị mới với khả năng tàng hình sẽ được chú trọng và tăng cường. Vì vậy hướng đi của Nga là cần thiết và nhằm vào các mục tiêu của Mỹ”.
Ông thừa nhận rằng, các hệ thống phòng không của Nga rất ấn tượng và chúng không ngừng được cải tiến nâng cao khả năng phát hiện và tiêu diệt mục tiêu. Tuy nhiên không thể nói sự xuất hiện của các hệ thống này là bất khả xâm phạm.
Việc Nga phát triển hệ thống phòng không phân tầng và tích hợp đa hệ thống sẽ rất tốn kém (cả về nhân lực và vật lực), hơn nữa khả năng chiến đấu và công nghệ tiên tiến liên tục được nâng cấp trên các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 như F/A-18E/F Super Hornet, F-16 Fighting Falcon cũng như thế hệ thứ 5 F-22 và F-35 sẽ “làm khó” các hệ thống của Nga.
“Việc tạo ra hệ thống phòng không để chống lại được các máy bay thế hệ thứ năm là rất khó khăn và Nga hiện đang cố gắng thử nghiệm điều đó đặc biệt với công nghệ tàng hình”, ông Michael Kofman nói.
Ông Kofman cho biết thêm rằng, các tổ hợp phòng không của Nga sản xuất, chẳng hạn như S-300, S-400 và cả S-500 được trang bị công nghệ cho phép phát hiện và theo dõi các loại máy bay tàng hình như F-22 và F-35.
Moscow có thể phát hiện và theo dõi các mục tiêu, hoạt động ở dải UHF và VHF (từ 30 MHz đến 3000 MHz) cũng như ở tần số cao hơn nhưng việc tiêu diệt được chúng không hề đơn giản.
“Nga dường như đã phát hiện ra loại dải sóng vô tuyến cho phép phát hiện và theo dõi các loại máy bay tàng hình nhưng liệu họ có thể tiêu diệt được chúng hay không đó mới là điều quan trọng”, ông Kofman nhấn mạnh.
Ông giải thích rằng, các thiết bị tàng hình được tối hưu hóa trước các hệ thống radar tần số cao, như trong phạm vi dải băng tần C, X và Ku (từ 4 GHz đến 18 GHz). Ở tần số này sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng radar điều khiển hỏa lực.
Đại diện Không quân và Hải quân Mỹ đã cho biết rằng, khi tần số và bước sóng vượt qua mức giới hạn nhất định thì chúng tạo ra một hiệu ứng cộng hưởng, và thường xảy ra ở tần số trên băng tần S (trên 4 GHz). Hiệu ứng này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng khả năng tiêu diệt mục tiêu của các trạm radar.
Cũng theo chuyên gia này, hệ thống radar với bước sóng dài cỡ mét có khả năng phát hiện máy bay tàng hình tốt hơn nhiều so với radar thường (sử dụng bước sóng cỡ cm). Tuy nhiên vấn đề hiện nay là giải quyết vấn đề phát hiện và tiêu diệt mục tiêu hiệu quả.
Nga cũng như Trung Quốc, đến thời điểm này vẫn chưa giải quyết hết vấn đề nhưng rõ ràng rằng, việc tính năng tàng hình được nghiên cứu kỹ như vậy thì sẽ mất dần lợi thế của các thiết bị bay sử dụng công nghệ này.
Theo thời gian Moscow sẽ tìm ra câu trả lời về vấn đề tàng hình tuy nhiên lúc đó có thể những công nghệ hơn cả tàng hình đã xuất hiện như cuộc chiến giữa tấn công và phòng thủ sẽ kéo dài không có hồi kết.
Theo Nguyễn Đông (Đất Việt)