Rợn người hồ nước nên thơ 'đoạt mạng' gần 2.000 người trong một đêm
07/07/2023 14:29:27
Ban đầu, người dân còn cho rằng "thủ phạm" là linh hồn ác quỷ trốn bên dưới hồ nước Nyos gây ra vì trên thi thể của gần 2.000 người này không một dấu hiệu nào chứng tỏ bị chấn thương.
Vào ngày 21/8/1986, một thảm họa diễn ra quanh khu vực hồ Nyos ở Cameroon khiến gần 2.000 người dân và gần 8.000 con vật chết chỉ trong một đêm.
Một người đàn ông đi từ làng Wum đến làng Nyos đã phát hiện ra thảm họa này. Lúc đầu, anh ta trông thấy một con linh dương nằm chết bên đường. Sau đó, khi vào trong làng, anh ta phát hiện thêm xác của một con chó, hai con chuột và một vài con khác.
Người đàn ông quyết định tới khu lều trại phía trước để hỏi thăm tình hình thì hốt hoảng phát hiện ra xác người chết nằm la liệt khắp nơi.
Theo thống kê của cảnh sát, số người chết lên tới hơn 1.746. Trên thi thể họ không một dấu hiệu nào chứng tỏ bị chấn thương hay có cuộc đụng độ nào đó dẫn tới tử vong. Trong quá trình điều tra, các chuyên gia nhận thấy thi thể nạn nhân tập trung chủ yếu trong bán kính 20km quanh hồ Nyos. Càng gần hồ, số lượng xác chết càng nhiều.
Ban đầu, người ta tin rằng người dân làng Nyos và các con vật chết là do linh hồn ác quỷ trốn bên dưới hồ Nyos đã thoát ra. Nhưng các chuyên gia đã điều tra và tìm ra rằng nguyên nhân của thảm họa này là do hồ Nyos chứa một lượng khí CO2 khổng lồ dưới đáy.
Hồ này nằm trên miệng núi lửa Cameroon và có khả năng tích tụ khí CO2 mà không phát hành ra ngoài. Khi một vụ sạt lở xảy ra, khí CO2 đã được giải phóng và tạo thành một đám mây khí CO2 tràn lan, tắt cháy mọi ngọn lửa và gây tử vong cho người dân sống gần hồ.
Theo thông tin từ các làng kế bên, cảnh sát biết trước khi diễn ra sự việc họ nghe thấy một âm thanh rất lớn tựa như bom nổ. Sau đó, không khí xung quanh ngập tràn một mùi khó ngửi khiến người dân thiếp đi.
Hồ nước Nyos đã từng rất nên thơ với màu nước trong xanh, sau sự việc kinh khủng trên thì nước trong hồ đã biến thành màu đỏ và đục ngầu.
Sau sự kiện đó, một đường ống dẫn khí CO2 đã được lắp đặt dưới đáy hồ Nyos để giải phóng khí CO2 ra ngoài một cách an toàn.
Tuy nhiên, một số người lo ngại rằng lượng khí CO2 được giải phóng hiện tại vẫn chưa đủ và cần giám sát và xử lý thêm để đảm bảo an toàn cho khu vực xung quanh hồ Nyos.
Minh Ngọc (SHTT)