Theo Tạp chí National Interest, Quân đội Mỹ vẫn giữ địa vị thống trị thế giới trên cả 3 lĩnh vực, vượt xa 2 nước xếp sau là Trung Quốc và Nga.
|
Hiện Hải quân Mỹ đang sở hữu 10 tàu sân bay cùng với vài chục tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn trên khắp các đại dương của thế giới, lực lượng này có thể đổ bộ lên bất cứ lục địa nào từ hướng biển - điều mà vài chục năm sau Nga và Trung Quốc vẫn không thể làm được. |
|
Hải quân Trung Quốc có số lượng tàu nổi và tàu ngầm lớn nhất thế giới nhưng chưa thể so được với Nga, Mỹ, Anh, Pháp về chất lượng. Ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng để phục vụ huấn luyện tốt hơn là chiến đấu. |
|
Hải quân Nga cũng sở hữu 79 chiến hạm cỡ lớn gồm tàu sân bay, tuần dương hạm, khu trục hạm và tàu ngầm. Về chất lượng, Hải quân Nga sánh ngang với Mỹ và vượt trội phần còn lại. Ảnh: tàu sân bay duy nhất của Nga mang tên Đô đốc Kuznetsov bên bờ biển Syria. |
|
Về lục quân: Trong danh sách lục quân mạnh nhất thế giới gồm có Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Anh. Lục quân Mỹ vẫn giữ vị trí đầu bảng với kinh nghiệm tác chiến phong phú cùng trang bị đầy đủ bởi ngành công nghiệp quốc phòng phát triển. |
|
Nga là quốc gia có truyền thống về lục quân, hiện quân số bộ binh Nga lên tới 285.000 quân tinh nhuệ, huấn luyện tốt và luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. |
|
Về không quân mạnh nhất thế giới có 4 quốc gia là Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản. Trong đó, Mỹ hiện dẫn đầu thế giới về số lượng và chất lượng, lực lượng ném bom tầm xa Mỹ hiện vượt trội cả lực lượng không quân chiến lược Nga và Trung Quốc gộp lại. Không quân ném bom chiến lược Mỹ hiện có 206 chiếc với ba loại máy bay B-1B Lancer, B-2A Spirit và B-52H. Trong đó, B-2A là máy bay ném bom tàng hình có khả năng thâm nhập hệ thống phòng không tối tân nhất thế giới. |
|
Trong khi đó, không quân chiến lược Nga có khoảng 138 máy bay ném bom tầm xa, thuộc 3 loại Tu-160, Tu-95, Tu-22. Ảnh: máy bay chiến đấu đa năng tiên tiến thế hệ 4++ Su 35 của Nga |
|
Trung Quốc chỉ có 40 chiếc máy bay ném bom tầm trung, tốc độ dưới âm chuẩn H-6K và H-6M là còn sử dụng được đến năm 2030. Do đó, xét về cả về số lượng và chất lượng, không quân chiến lược Nga và Trung Quốc đều kém xa Mỹ. |
Theo Kim Bồng (Kienthuc.net.vn)