'Quái vật' bọc thép Nga khiến kẻ địch khiếp đảm trên chiến trường

21/05/2018 14:28:30

Sprut-SD và "em trai" của nó Sprut-SDM1 là hai hệ thống vũ khí độc đáo. Hiện nay trên thế giới chỉ có quân đội Nga sở hữu xe tăng đổ bộ hạng nhẹ được trang bị các loại vũ khí của xe tăng chủ lực.

Ngay dưới thời Liên Xô cũ, Lực lượng đổ bộ đường không đã có nhu cầu về loại xe chiến đấu đặc biệt - xe bọc thép chống tăng có khả năng lội nước và đổ bộ đường không.

Thủy quân lục chiến của Hải quân cũng có nhu cầu về xe chiến đấu có khả năng lội nước. Trước đây lực lượng này đã được trang bị xe tăng PT-76, nhưng đến nay nó đã lỗi thời và không còn phục vụ trong lực lượng vũ trang, còn các loại xe chiến đấu chủ lực chỉ có thể lội nước bằng cách đi ngầm dưới nước sau khi được chuẩn bị đặc biệt.

Trong khi đó, đơn vị tấn công từ phía biển không phải lúc nào cũng có khả năng đổ bộ trên bờ, và xe bóc thép không phải lúc nào có thể vượt qua đáy biển.

'Quái vật' bọc thép Nga khiến kẻ địch khiếp đảm trên chiến trường
Xe tăng PT-76

Các nhà thiết kế của Liên Xô đã thu lượm những kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển xe bọc théo loại mới. Trong năm 1982 đã bắt đầu các công việc chế tạo pháo tự hành chống tăng cỡ 125 mm, tương tự như xe bọc thép chiến đấu.

Còn các kỹ sư từ Nhà máy máy kéo Volgograd (VgTZ) đã thiết kế khung gầm cần thiết. Trong năm 1984 đã thực hiện đợt bắn nghiệm pháo tự hành 125mm trên khung gầm VgTZ.

Mấy nhà máy và phòng thiết kế của Liên Xô đã tham gia hoàn thiện xe chiến đấu bất thường này. Nhưng, đáng tiếc, Liên Xô đã tan rã, và khu công nghiệp quốc phòng của Nga đã lâm vào cuộc khủng hoảng nặng nề vào những năm 1990.

Chỉ vào mùa thu năm 2005 pháo tự hành chống tăng 2S25 "Sprut-SD" đã được trang bị cho quân đội Nga. Kể từ năm đó, xe chiến đấu loại này bắt đầu được sản xuất hàng loạt ở Volgograd.

'Quái vật' bọc thép Nga khiến kẻ địch khiếp đảm trên chiến trường - 1
"Sprut-SD"

"Sprut-SD" có trọng lượng 18 tấn, được thiết kế như xe tăng (bộ phận điều khiển ở phía trước, khoang chiến đấu ở giữa, bộ phận truyền động cơ ở phía đuôi). Biên chế kíp chiến đấu — 3 người.

Trong tháp pháo quay 360 độ lắp đặt pháo nòng trơn 125mm 2A75 với máy nạp đạn tự động, nhờ đó hỏa lực của pháo tự hành sánh được với xe tăng T-72, T-80 và T-90.

Sprut-SD cũng có thể sử dụng đạn pháo 125mm cho xe tăng: đạn xuyên giáp cỡ nhỏ, đạn phân mảnh và nổ cao, cũng như tên lửa điều khiển chống tăng (ATGM) được phóng qua nòng súng. Nhờ hệ thống điều khiển hỏa lực, Sprut-SD có thể phóng đạn và tên lửa bất kỳ lúc nào suốt ngày đêm. Trên tháp lắp đặt súng phóng lựu gọn nhẹ.

Thân và tháp của Sprut-SD có vỏ bọc hợp kim nhôm có thể bảo vệ xe tự hành khỏi cỡ đạn dao động từ 12,7mm tới 23 mm. Với động cơ diesel đa nhiên liệu có công suất 510 mã lực và hộp số tự động, Sprut-SD có thể tăng tốc lên tới 70 km/h trên đường cao tốc và tới 50 km/h trên đường đất.

Sprut được trang bị 2 động cơ water jet cho tốc độ bơi trên mặt nước 7-9 km/h. Người lái xe có thể điều chỉnh độ hở và sức căng của dây xích.

Sprut-SD có thể được thả dù từ độ cao 400 m đến 1.500 m từ máy bay IL-76, trong đó có sẵn kíp lái mà không có nguy cơ họ bị rơi hoặc bị thương.

Ngoài ra, xe tự hành có thể được vận chuyển bằng máy bay trực thăng hạng nặng Mi-26 với móc treo bên ngoài, nhưng, trong trường hợp này chiếc xe không thể được thả dù và không có kíp lái bên trong.

'Quái vật' bọc thép Nga khiến kẻ địch khiếp đảm trên chiến trường - 2
"Sprut-SD"

Quân đội Nga đã nhận được khoảng 40 chiếc Sprut-SD. Vì một số lý do, cơ sở sản xuất xe chiến đấu cho lính nhảy dù đã di chuyển từ Volgograd đến thành phố Kurgan, vùng Ural. Các chuyên gia của thành phố Kurgan đã thiết kế chế tạo xe tự hành chống tăng thế hệ thứ hai Sprut-SDM 1 trên khung BMD-4M.

'Quái vật' bọc thép Nga khiến kẻ địch khiếp đảm trên chiến trường - 3
Pháo tự hành chống tăng Sprut-SDM 1

Khi tạo ra Sprut-SDM 1, các kỹ sư đã thay đổi một số đặc điểm chiến thuật và kỹ thuật để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống phương tiện chiến đấu cho lực lượng đổ bộ đường không. Ví dụ, động cơ có công suất nhỏ hơn một chút, nhưng điều đó không ảnh hưởng đến hiệu suất của xe tự hành.

Phiên bản mới được trang bị các loại vũ khí tốt hơn: trong mô-đun chiến đấu đã xuất hiện khẩu súng máy 7.62 mm được điều khiển từ xa, giống như xe tăng T-90M.

Có hệ thống điều khiển hỏa lực mới (như xe tăng T-90M) được tích hợp kính ngắm ảnh nhiệt, máy theo dõi mục tiêu, máy tính và hệ thống dẫn đạn vào mục tiêu chỉ thị bằng laser. Ngoài ra, xe tự hành Sprut-SDM1 hòa nhập hoàn toàn vào cái gọi là "hệ thống thống nhất quản lý đơn vị chiến thuật".

Nhờ đó kíp lái có thể truyền dữ liệu dẫn hướng để tiêu diệt mục tiêu cho các xe khác cũng như hoạt động như xe chỉ huy. Mặt khác, kíp lái có thể nhận dữ liệu dẫn hướng để tiêu diệt mục tiêu từ trạm chỉ huy, các phương tiện trinh sát đường không và radar.

Sprut-SD và "em trai" của nó Sprut-SDM1 là hai hệ thống vũ khí độc đáo. Hiện nay trên thế giới chỉ có quân đội Nga sở hữu xe tăng đổ bộ hạng nhẹ được trang bị các loại vũ khí của xe tăng chủ lực.

Vào những năm 1980, Mỹ đã chế tạo loại xe tự hành tương tự là xe tăng hạng nhẹ M8 dành cho lính dù với khẩu pháo 105 mm. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc không hài lòng với hỏa lực không đủ mạnh mẽ của chiếc xe, và những nỗ lực xuất khẩu xe tăng M8 đã không mang lại kết quả.

Theo An Công (Viettimes)