Mục kích AH-64 Apache Hàn Quốc luyện quân chống xe tăng Triều Tiên
Ngoài ra, theo Chuẩn tướng Al Shahwani, sĩ quan phụ trách các hợp đồng mua sắm của Không quân Qatar, bản hợp đồng được ký từ năm 2016 này còn bao gồm các thiết bị hỗ trợ, gói đào tạo 70 phi công và 100 nhân viên mặt đất, cũng như sẽ để ngỏ khả năng Doha mua thêm 24 chiếc Apache nữa.
Toàn bộ quá trình lắp ráp và nghiệm thu trực thăng Apache AH-64E sẽ được thực hiện tại cơ sở của Boeing tại Mesa, bang Arizona, Mỹ.
Trực thăng tấn công Apache AH-64 được ví như một cỗ xe tăng biết bay, có khả năng tham gia vào các cuộc tấn công hạng nặng. Sự khác biệt giữa phiên bản AH-64E so với các phiên bản máy bay trực thăng tấn công Apache trước đó là việc sử dụng cánh quạt chính mới làm bằng vật liệu composite cho phép giảm thiểu tiếng động phát ra. Bên cạnh đó, Apache AH-64E còn được trang bị động cơ mới T700-GE-701D mạnh hơn và các trang thiết bị điện tử hàng không tân tiến nhất.
Với khả năng đạt tốc độ tối đa lên tới 300km/h khi bay thấp, tầm hoạt động vào khoảng 1.900km, Apache AH-64E chính là mối hiểm họa đối với bộ binh và các phương tiện cơ giới của đối phương trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm. Trang bị vũ khí chính của Apache AH-64E là một súng đại bác bắn nhanh 30mm điều khiển tích hợp qua mũ phi công, và rocket Hydra 70. Tùy vào nhiệm vụ, AH-64E có thể trang bị thêm tên lửa chống tăng có điều khiển AGM-114 Hellfire và các tên lửa không đối không AIM-92 Stinger hay AIM-9 Sidewinder.
Tính đến nay, trên 2.100 chiếc Apache đang có mặt trong biên chế quân đội các nước: Mỹ, Ai Cập, Hy Lạp, Indonesia, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Saudi Arabia, Singapore, UAE và Anh...
Theo Phạm Huy (Quân Đội Nhân Dân Online)