Sau khi so sánh với sản phẩm cùng loại được trang bị, phương Tây thừa nhận dàn vũ khí do Nga sản xuất là những vũ khí cực đáng sợ.
Theo nhận định của tờ The Times, trong những vũ khí tối tân do Nga sản xuất có thể khiến đối phương ôm hận có hệ thống phòng không S-300, hệ thống tên lửa chống hạm Bastion, tàu ngầm Kilo - những vũ khí đều đang có mặt trong trang bị của Quân đội Việt Nam.
Báo Anh gọi các loại tên lửa chống hạm của Nga như tên lửa siêu thanh P-800 Onyx (phiên bản Yakhont trang bị của tổ hợp Bastion) và tên lửa siêu vượt thanh Zircon là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với hạm đội Anh.
Cùng với tờ The Times, tạp chí quốc phòng The Nationnal Interest của Mỹ cũng đã điểm danh những vũ khí đáng sợ của Nga, đứng đầu là P-800 Onyx, tiêm kích Su-35, xe tăng T-90... Theo báo Mỹ, hiện một trong những vũ khí đáng sợ này là P-800 Onyx đã được Nga xuất khẩu cho Việt Nam.
Báo Mỹ bình luận rằng: "...Hải quân Việt Nam đã tiến hành cuộc diễn tập triển khai tên lửa bờ K-300P Bastion-P trong khoa mục phản kháng một cuộc tấn công từ lực lượng đổ bộ của hải quân kẻ thù (giả định)".
Hải quân Việt Nam diễn tập với hệ thống Bastion-P. |
"Điểm đặc biệt trong cuộc diễn tập này là Việt Nam đã cơ động Bastion-P bằng tàu đổ bộ nhỏ và triển khai hệ thống nhằm huấn luyện khả năng sẵn sàng chiến đấu cho các binh sĩ.
Hệ thống Bastion-P hiện Việt Nam đang sử dụng được thiết kế để tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển bao gồm cả tàu sân bay. Hệ thống Bastion-P có khả năng cơ động cao, hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết, có khả năng kháng nhiễu mạnh, khai hỏa nhiều đạn tên lửa cùng lúc.
Bastion-P sử dụng tên lửa P-800 Yakhont nặng khoảng 3 tấn, dài 8,9m, đường kính thân 0,7m, sải cánh 1,7m. Đạn tên lửa P-800 trang bị động cơ phản lực tĩnh dòng thẳng siêu âm cho phép đạt tốc độ Mach 2. Với vận tốc cực lớn như vậy, đối phương rất khó phản ứng kịp thời và bị tiêu diệt bởi đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 200-250kg.
Theo đánh giá của chuyên gia thế giới, với đầu đạn đó P-800 có khả năng tiêu diệt tàu chiến cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn duy nhất. Tầm bắn của tên lửa P-800 phụ thuộc vào chế độ bay: bay quỹ đạo cao – thấp hỗn hợp cho phép đạt tầm bắn 300km; bay quỹ đạo thấp – đạt tầm bắn 120km.
Mỹ muốn sở hữu
Trong khi ca ngợ hết lời với P-800 Onyx, tờ The Nationnal Interest cũng đã so sánh hệ thống phòng không S-300 với sản phẩm tương tự do Mỹ sản xuất là Patriot và kết luận vũ khí Nga vượt trội về mọi tính năng. Theo báo Mỹ, S-300 là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa Nga do Tổng công ty Almaz, sau này là Almaz-Antey sản xuất. S-300 sử dụng tên lửa do phòng thiết kế MKB "Fakel" phát triển.
Hệ thống S-300 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu máy bay tàng hình có diện tích bộ lộ radar nhỏ cỡ 0,02 m2, và được coi là một trong những hệ thống tên lửa phòng không mạnh nhất lúc đó, với nhiều thông số vượt trội hơn hệ thống đối thủ của Mỹ là MIM-104 Patriot. Radar của nó có khả năng đồng thời theo dõi đến 100 mục tiêu và bám sát chặt 12 trong số đó.
MIM-104 Patriot là hệ thống phòng không tầm xa của Mỹ có vai trò tương tự như S-300. Tính năng của 2 hệ thống này luôn được giới quân sự so sánh. S-300 có radar khác nhau với khả năng chống các phương pháp tấn công điện tử tốt hơn, tầm bắn xa hơn và ứng phó với nhiều tình huống hơn.
Lực lượng phòng không Việt Nam diễn tập với hệ thống S-300. |
Patriot có bệ phóng được thiết kế trên xe rơ-moóc, bệ phóng tên lửa đặt nằm nghiêng cho phép tấn công mục tiêu ở góc hình nón trước mũi xe phóng, nếu mục tiêu ở hướng khác thì xe phóng sẽ phải quay đầu sang hướng đó mới có thể tấn công.
Thiết kế của S-300 dùng phóng thẳng đứng nên có thể tấn công mục tiêu ở mọi hướng bay, do đó S-300 có lợi thế hơn về khả năng kiểm soát mục tiêu, đặc biệt là chống trả mục tiêu bay thấp hiệu quả hơn.
Patriot sử dụng radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực tích hợp AN/MPQ-53/65, radar có thể kiểm soát 100 mục tiêu trong phạm vi 170 km và có thể điều khiển 9 tên lửa cùng lúc.
Thông số về mục tiêu được bám sát bởi một radar duy nhất thông qua hệ thống chỉ huy gọn nhẹ hóa, tuy nhiên nếu radar bị trúng hỏa lực, hệ thống sẽ mất khả năng chiến đấu bởi không có radar khác phụ trợ.
S-300 thì sử dụng 2 hệ thống radar riêng biệt cho việc tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực. Radar tìm kiếm mục tiêu 64N6 Big Bird có phạm vi tìm kiếm mục tiêu lớn hơn nhiều so với Patriot, có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly tới 300 km và theo dõi đồng thời 100 mục tiêu.
Hệ thống chỉ huy đồng bộ, có khả năng tấn công 36 mục tiêu cùng lúc, số đạn tên lửa có thể dẫn bắn cùng lúc lên đến 72 tên lửa. Về hệ thống điều khiển hỏa lực, S-300 có lợi thế hơn hẳn về phạm vi và số lượng mục tiêu tấn công cùng lúc.
S-300 sử dụng nhiều loại tên lửa khác nhau, chúng đều mang đầu nổ thông thường, đạn 48N6E2 tầm bắn 200 km, có thể chặn đánh mục tiêu có vận tốc tối đa Mach 8. "Hắc điểu" SR-71 của Mỹ đã có khắc tinh S-300 trừng trị.
Patriot có phạm vi tác chiến xa nhất chỉ là 160 km. Sức công phá tại vùng sát thướng của S-300 gấp 7 lần Patriot, vì đầu đạn lớn mang tới 150kg thuốc phá. Tỷ lệ bắn trúng là 1 đạn, 1 mục tiêu, trong khi Patriot thì phải tốn 4 đến 6 đạn!
Trên thực chiến, Patriot bộc lộ tại Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất có quá nhiều nhược điểm khi đánh chặn tên lửa Scud vì nó phải được cung cấp hàng “núi” dữ liệu từ vệ tinh, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy E3A… cùng hệ thống chỉ huy phức tạp.
Trong khi S-300 độc lập tìm kiếm mục tiêu, tác chiến. Điều đáng khâm phục là tên lửa Nga bám sát “tầng công tác” của tên lửa hành trình mà tiêu diệt, chứ không như Patriot, nổ phá văng mảnh. Đầu đạn S-300 là tiêu diệt. Patriot chỉ là bắn chặn!
Robert Hewson, một cây bút từ tạp chí vũ khí IHS Janes (Anh), bình luận. "Đây là hệ thống phòng thủ đủ khả năng bắn hạ bất kỳ loại tên lửa hay mẫu chiến đấu cơ tiên tiến nào". Theo nhận định từ các chiến lược gia quân sự, S-300 là hệ thống tên lửa đất đối không đa năng "bất khả chiến bại" dù chưa một lần tham gia thực chiến.
S-300 sẽ là "quân bài thay đổi cuộc chơi đối với tất cả các mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 như F-15, F-16 hay F/A-18", Daily Beast dẫn lời một phi công thuộc đơn vị Thủy quân Lục chiến Mỹ bình luận. "Nó là một con quái vật mà không ai muốn lại gần".
Viên sĩ quan trợ lý báo chí của Bộ Tổng tham mưu Nga, Đại tá Victor Baranhet kể rằng: Ông từng được tham quan cuộc bắn đạn thật S-300V tại trường bắn Ka-spu-tin, sâu trong hoang mạc, gần biên giới Nga - Kazaktan.
"Lòng tôi trào lên một niềm kiêu hãnh khôn tả, về bộ óc vĩ đại và bàn tay của các nhà khoa học "đói nghèo" nước ta. Họ đã tạo ra những vũ khí tốt nhất thế giới".
Vào thời điểm năm 1992, nguồn lực Liên Xô cũ bị phân tán, bao nhiêu tài nguyên, công thổ quốc gia bị các tập đoàn, công ty tư nhân xâu xé. Liên Xô, một thời vang bóng có cả những "thành phố cấm", ở đó có rất nhiều những công xưởng quốc phòng.
Lúc này, những kẻ "thính mũi" cũng đang rắp tâm dòm ngó. Cơ quan phản gián Nga có quá nhiều việc cần phải làm và họ đặc biệt chú tâm đến một việc, đó là việc Mỹ và NATO bộc lộ không giấu giếm, muốn có hệ thống S-300 nguyên vẹn.
Clip Hải quân Việt Nam diễn tập với hệ thống Bastion-P |
Theo Tuấn Hưng (Đất Việt)