Truyền thông phương Tây nhận định Su-35S của Nga "rất hiện đại và nguy hiểm" khiến " F-15 và F/A-18E/F của Mỹ sẽ phải “giơ cả 2 tay xin hàng”.
Tạp chí Stern của Đức nhận định, Su-35S của Nga chính là máy bay phản lực chiến đấu nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay, vượt qua máy bay chiến đấu F-22 thế hệ thứ 5 của Mỹ.
Theo đó, sự ưu việt của Su-35S là ở tính năng cơ động cao, được trang bị hệ thống radar Irbis mới nhất và động cơ được nâng cấp. Loại chiến đấu cơ này có công nghệ mới nổi bật nhưng đồng thời tương đối rẻ hơn so với những máy bay do phương Tây sản xuất.
Stern tin chắc Su-35S sẽ chiếm phần lớn thị phần trên thị trường vũ khí quốc tế.
Su-35S của Nga đủ năng lực để tự hào lên mây xanh.
“Đó là một loại máy bay lớn và rất nguy hiểm”, tạp chí các vấn đề quốc tế National Interest (Mỹ) dẫn lời các quan chức cấp cao trong quân đội Mỹ có nhiều kinh nghiệm với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 thừa nhận.
Thậm chí, nếu so sánh về các máy bay chiến đấu, một quan chức quân đội cấp cao của Mỹ cũng nhận định, "F-15 và F/A-18E/F sẽ phải giơ cả 2 tay xin hàng khi gặp 35S".
Trong khi đó, tờ Washington Times viết: "Nga triển khai máy bay phản lực Su-35S kết hợp với hệ thống tên lửa phòng không Su-400 đến Syria chính là gửi đến Thổ Nhĩ Kỳ một thông điệp cứng rắn, Moscow có khả năng bảo vệ máy bay chiến đấu ở bất kỳ nơi nào bằng hệ thống vũ khí tương đương thậm chí vượt trội hơn NATO”.
Theo Thiếu tướng Alexander Kharchevsky, cựu chỉ huy quân đoàn 4 Không quân Nga chuyên đào tạo phi công tại căn cứ Lipetsk, chia sẻ với Thông tấn TASS, Su-35 tương tượng như Su-30SM được triển khai ở Syria có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không và trên mặt đất hiệu quả như nhau.
Nga triển khai máy bay chiến đấu hiện đại đến Syria cũng nhằm thử nghiệm chúng trong điều kiện chiến đấu thực tế. “Ở mọi quan điểm, Su-35S rất quan trọng”, ông Kharchevsky nói.
Máy bay chiến đấu siêu thanh đa chức năng cơ động cao Su-35S nổi bật bởi công nghệ 4++. Su-35S được trang bị động cơ phản lực AL-41F1S buồng đốt phía sau và một vector kiểm soát lực đẩy.
Động cơ 117S làm cho Su-35 trở thành một siêu máy bay chiến đấu cơ động cao lực đẩy 14,5 tấn, hoạt động và giảm thiểu tiêu thụ tốt hơn.
Su-35 có 12 khoang bên ngoài dành cho tên lửa/bom dẫn đường và 2 khoang dành cho hệ thống tác chiến điện tử. Nói chung được trang bị tên lửa không đối không/không đối đất cùng với rốc-két và bom.
Máy bay chiến đấu Su-35S có thể mang nhiều loại bom, bom dẫn đường bằng laser, có tải trọng chiến đấu (vũ khí mang theo) lên đến 8 tấn. Nó cũng được trang bị súng máy 30mm GSh-30-1 với 150 hộp đạn.
Khả năng tàng hình làm Su-35S lép vế so với F-35.
Mặc dù được ca ngợi nhiệt tình, chiến đấu cơ hạng nặng Su-35S được bán cho Trung Quốc đầu tiên đã bị các chuyên gia quân sự nước này bóc mẽ về nhiều khả năng không chắc tới được tầm cỡ như báo phương Tây khen ngợi.
Theo Hoàn Cầu, khả năng tàng hình của một số dòng máy bay thế hệ thứ 5 trên thế giới đều phụ thuộc vào lớp vật liệu tàng hình chống bức xạ của sóng radar và thiết kế khí động học đặc biệt điển hình như máy bay chiến đấu tàng hình F-22, F-35 của Mỹ và T-50 của Nga.
Trong khi đó, các dòng máy bay tiêm kích đa năng như Su-30 hay Su-35 lại không được Sukhoi thiết kế để có thể tàng hình hoàn toàn trước hệ thống radar của đối phương.
Như vậy, về khả năng tàng hình, Su-35S chắc chắn thua hẳn 1 bậc so với Mỹ.
Lầu Năm Góc từng tuyên bố rằng, những máy bay không có khả năng tàng hình không thể tồn tại trong môi trường phòng không hiện đại. Đó là lý do tại sao F-35 vẫn tiếp tục được phát triển cho dù năng lực không chiến tầm gần của nó kém xa Su-35.
Theo Đông Phong (Đất Việt)