Dù là tàu tuần tra nhưng tàu lớp Hamilton Mỹ chấp thuận chuyển giao cho Việt Nam hoàn toàn có thể thành chiến hạm với vũ khí hạng nặng.
Tuy nhiên, do được thiết kế là tàu tuàn tra nên sức mạnh hỏa lực không phải là thế mạnh của tàu Hamilton. Tuy nhiên, tàu tuần tra này hoàn toàn có thể biến thành chiến hạm thực thụ với vũ khí hạng nặng nhờ thực hiện một số gói nâng cấp phù hợp. Được biết, ngay trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã tiến hành vũ trang một tàu tuần tra lớp Hamilton - chiếc USCGC Mellon (WHEC 717) để nó có khả năng đảm nhiệm vai trò chống tàu mặt nước, phòng không, cũng như săn ngầm, nhằm hỗ trợ Hải quân Hoa Kỳ khi cần thiết. Sau hoán cải, con tàu được bổ sung bệ phóng Mk 141 của tên lửa hành trình chống hạm Harpoon ngay phía sau khẩu pháo chính, phía trước tháp chỉ huy; cùng với radar trinh sát bề mặt để dẫn bắn tên lửa chống hạm; đi kèm với đó là thiết bị định vị thủy âm dạng gắn liền thân, cùng 6 ống phóng ngư lôi chống ngầm cỡ 324 mm; hệ thống CIWS Phalanx được bổ sung. Với gói nâng cấp này, phương án biến tàu tuần tra lớp Hamilton thành chiến hạm với vũ khí hạng nặng là rất khả thi và đây cũng là niềm mơ ước của Philippines. Truyền thông Philippines muốn trang bị cho tàu Hamilton của mình radar điều khiển hỏa lực Sperry Mk 92 Mod 1, radar tìm kiếm bề mặt và dẫn đường hàng hải Raytheon Furuno AN/SPS-73, radar cảnh giới đường không AN/SPS-40; cùng với tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, tên lửa vác vai FIM-92 Stinger, pháo bắn nhanh dạng Gatling, đi kèm ngư lôi săn ngầm hạng nhẹ. Tuy nhiên, trong trường hợp nước thực hiện hoán cải là Nga, đó sẽ là lắp radar điều khiển hỏa lực Garpun-Bal lên đỉnh tháp phía trước, radar trinh sát đường không Pozitiv-ME lên đỉnh tháp phía sau, đồng thời thay thế bệ phóng Mk 141 bằng loại KT-184 của tên lửa Kh-35 Uran-E cũng chẳng gặp quá nhiều khó khăn. Với những phương án này, tàu tuần tra lớp Hamilton hoàn toàn có thể biến thành chiến hạm thực thụ với kích thước và trọng lượng lớn hơn cả tàu hộ vệ Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam hiện nay. (tổng hợp). |
Theo Đất Việt