Phi tần sung mãn nhất thời nhà Thanh, 50 tuổi vẫn được thị tẩm, tự sát khi biết tin con mình trở thành Hoàng đế

05/12/2023 23:15:24

Bình thường, phi tần rất ít khi được thị tẩm khi đã ngoài 30 tuổi, nhưng khi bà đã 50 tuổi, Khang Hy vẫn thường lật thẻ bài.

Do điều kiện y tế hạn chế và việc Hoàng đế không ngủ nhiều trong hậu cung nên khả năng phi tần mang thai là rất thấp. Bởi vậy, mỗi lần phi tần nào mang thai, quả thực khiến cho những người khác ghen tị, dẫn đến tỷ lệ bị hãm hại là quá cao.

Trong hoàng tộc thời nhà Thanh còn có Đức phi Ô Nhã thị, cũng là đối tượng bị các phi tần trong hậu cung ghen ghét.

Về xuất thân, bà không có gì đáng nói. Phụ thân của bà chỉ là Tứ phẩm Tham lĩnh, tức là quan của phủ Nội Vụ. Nhưng nhờ vào sự thông minh của mình mà từng bước thăng chức, cuối cùng trở thành phi tần thứ tư của Hoàng đế Khang Hy.

Khi Ô Nhã thị trở thành phi tần, bà mới 14 tuổi, kém Khang Hy 6 tuổi. Vì xinh đẹp, hiền lành và đức độ nên được Khang Hy sủng ái. Phải nói rằng Ô Nhã thị cũng khá may mắn, chẳng mấy chốc đã hạ sinh hoàng tử Dận Chân, mấy năm sau lại sinh thêm một hoàng tử nữa cho hoàng đế, tên là Dận Trinh. Điều này khiến Khang Hy vui mừng đến mức lập tức sắc phong bà là Đức Tần.

Phi tần sung mãn nhất thời nhà Thanh, 50 tuổi vẫn được thị tẩm, tự sát khi biết tin con mình trở thành Hoàng đế

Bình thường, phi tần rất ít khi được thị tẩm khi đã ngoài 30 tuổi, nhưng khi Đức phi đã 50 tuổi, Khang Hy vẫn thường lật thẻ bài của bà. Có thể thấy, Khang Hy rất yêu quý Đức phi. Một người phụ nữ như vậy chắc chắn là người chiến thắng trong cuộc sống triều đình cổ đại.

Thấy con lên ngôi vua lại đòi tự sát

Sau khi Hoàng đế Khang Hy qua đời, ông đã truyền ngôi cho hoàng tử thứ tư Dận Chân, chính là vị Hoàng đế Ung Chính mà độc giả quen thuộc. Nhưng giữa lúc Dận Chân bị điều tiếng là không nể tình anh em, âm mưu giết cha, làm giả chiếu thư... thì Đức phi Ô Nhã thị lại không trở thành chỗ dựa tinh thần cho con mà còn đòi... chết theo Khang Hi đế.

Theo sử sách ghi lại, Ô Nhã thị bỏ ăn bỏ uống khiến Ung Chính sốt ruột không thôi, phải năn nỉ khẩn cầu mãi bà mới từ bỏ ý định đó. Đây chắc là người mẹ đầu tiên trong lịch sử thấy con lên ngôi vua lại không hề vui mừng mà còn đòi chết, khiến con trai trở thành chủ đề bàn tán của quần thần dân chúng.

Theo lẽ thường khi Hoàng đế đăng cơ sẽ phải đến hành lễ với Thái hậu, nhưng Ô Nhã thị lại từ chối không muốn nhận hành lễ của con trai. Lý do bà đưa ra là vì đang chịu tang tiên đế, nếu mặc triều phục rồi để Hoàng đế hành lễ bà thấy rất ngại. Quần thần cố mời lần nữa nhưng Ô Nhã thị vẫn tiếp tục cự tuyệt. Mãi cho đến khi Ung Chính đích thân đến, nửa van nài nửa cầu xin, bà mới miễn cưỡng đồng ý.

Chưa hết, chiếu theo lệ cũ khi con trai kế vị, Thái hậu nên chuyển tới Ninh Thọ cung ở. Ung Chính đánh tiếng với mẹ mình, thế nhưng Ô Nhã thị lại kiên quyết không chịu đi, nhất định cứ phải ở lại Vĩnh Hòa cung. Đến khi qua đời Ô Nhã thị cũng chưa bao giờ rời khỏi cung này.

Có thể thấy từ sau khi Ung Chính lên ngôi, tình cảm mẹ con giữa hai người đã nảy sinh mâu thuẫn không thể vãn hồi. Chẳng ai thực sự rõ lí do là vì sao, nhưng những hành vi của Ô Nhã thị với con trai trưởng thật sự khiến nhiều người phải suy nghĩ.

Hậu thế cho rằng, đây là vì bà vẫn luôn mong mỏi Hoàng tử Dận Trinh trở thành Hoàng đế, việc Dận Chân tranh giành ngôi với em út khiến bà phật lòng nên cũng sẽ không tỏ ra dễ chịu với ông.

Biên Thùy (SHTT)