Tuyên bố trên được Thiếu tá Dan Flatley đưa ra khi nói về khả năng của tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 trước nỗ lực đánh chặn của hệ thống phòng không S-400 của Nga. Theo ông, dù là tiêm kích thế hệ 5 nhưng không có nghĩa là F-35 có thể tàng hình mọi lúc.
Cụ thể, khoảnh khắc F-35 mở khoang chứa vũ khí dưới bụng để tấn công, kết cấu tàng hình hấp thụ sóng radar của nó sẽ bị phá vỡ, đây chính là khoảnh khắc đối phương có thể phát hiện F-35 và tấn công.
Tuy nhiên, ngay sau khi tấn công xong khoang vũ khí của F-35 được đóng lại, kết cấu tàng hình được phục hồi và trong khoảng thời gian ngắn ngủi chiếc F-35 lộ diện, để tân công chiến đấu cơ này hoàn toàn không phải dễ dàng dù đó là những hệ thống vũ khí tối tân nhất.
Sở dĩ hệ thống phòng không Nga bao gồm cả S-400 gần như không thể động đến F-35 theo Dan Flatley, radar tần số VHF hiện đại nhất của Nga ngày nay có thể phát hiện được các chiến đấu cơ tàng hình F-35 nhưng không phải trong tất cả mọi trường hợp.
Và ngay cả khi phát hiện được thì điều đó cũng không đồng nghĩa với việc có thể bắn hạ được F-35. Vị chuyên gia này cho rằng đấy là còn chưa kể đến các biện pháp phòng thủ chủ động F-35 có thể kích hoạt theo sự điều khiển của con người.
Với kinh nghiệm từng là phi công chiến đấu cơ, ông Dan Flatley cho biết, bắn hạ một chiến đấu cơ "là một quy trình gồm nhiều bước, việc phát hiện được phi cơ của đối phương trên màn hình radar chỉ là một yếu tố rất nhỏ và dường như là việc dễ dàng nhất".
Trong khi công việc khó khăn là có thể khóa được mục tiêu, bắt được đường bay và khai hỏa tiêu diệt đối tượng. Ngay cả trong trường hợp phi công đối phương không triển khai các phương án phòng thủ chủ động thì khả năng tàng hình cực kỳ tiên tiến của F-35 cũng đủ để khiến các hệ thống phòng không hiện giờ của Nga vô dụng.
Ngoài ra, phi công lái máy bay chiến đấu F-35 có thể khóa tên lửa của kẻ thù ở giai đoạn bay giữa và sử dụng Trí thông minh Nhân tạo (AI) để hỗ trợ vũ khí điều hướng chính xác. Ngay trước khi ông Dan Flatley có những phân tích khá bất ngờ, một tạp chí quốc phòng uy tín khác của Mỹ là The National Interest cũng có nhận định tương tự. Phòng không của Nga rất đáng gờm.
Moscow tiếp tục phát triển các hệ thống phòng nhằm bảo vệ không phận Nga, thực tế chúng có khả năng phòng thủ gần ở không phận Nga và tạo ra giống như cái gọi là mái vòm sắt, theo tờ The National Interest.
Tuy nhiên, đến thời điểm này chúng vẫn chưa hoàn hảo. Những hệ thống phòng không nhiều tầng và liên kết lại có thể tạo ra hiệu quả rõ rệt trong việc kiểm soát một vùng rộng lớn không phận. Đồng thời các hệ thống phòng không của Nga có thể nhanh chóng theo dõi và tiêu diệt các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, như F/A-18E/F hoặc F-16.
The National Interest cho rằng, các hệ thống tên lửa phòng không của Nga có một số nhược điểm ở bệ phóng. Các thiết bị của hệ thống phòng không Nga tiếp tục hướng tới khả năng phát hiện và tiêu diệt hiệu quả các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 Raptor và F-35. Tuy nhiên, các hệ thống radar không bảo đảm được việc điều khiển hỏa lực.
Ông Mike Coffman, chuyên gia phân tích quân sự về các lực lượng vũ trang Nga của CIA cho biết, tất nhiên Nga vẫn có thể làm được và hiện nay, Moscow đã đầu tư đáng kể trong công việc nâng cấp, cải thiện các hệ thống phòng không. Moscow luôn coi lực lượng không quân của chúng ta là mối đe dọa nguy hiểm.
Chắc chắn Nga sẽ nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu của họ - phát hiện ra máy bay tàng hinh và tiêu diệt chúng bằng hệ thống phòng không của mình. Tuy nhiên, cho tới nay có vẻ cả Nga vẫn chưa giải quyết được vấn đề này.
Trong khi đó, công nghệ tàng hình ngày càng trở nên phổ biến và sẽ được phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới, chúng trở thành ưu điểm cực lớn cho máy bay tiêm kích Mỹ trước phòng thủ Nga dù đó là S-400 hay phiên bản tối tân hơn nữa.
Theo Thuỳ Dung (Đất Việt)