Phát hiện bất ngờ trong mộ của Quan Vân Trường khiến hậu thế đoán già đoán non

22/11/2016 18:18:00

Cho tới ngày nay, nhiều người tin rằng hài cốt của phụ nữ được chôn trong ngôi mộ Quan Vân Trường chính là đệ nhất mỹ nữ Tam quốc - Điêu Thuyền.

Cho tới ngày nay, nhiều người tin rằng hài cốt của phụ nữ được chôn trong ngôi mộ Quan Vân Trường chính là đệ nhất mỹ nữ Tam quốc - Điêu Thuyền.
 

Sau khi rời khỏi Mạch Thành, Quan Vân Trường bị các bộ tướng của Tôn Quyền là Phan Chương, Lã Cung sát hại. Tôn Quyền đưa đầu ông tặng cho Tào Tháo bấy giờ đang ở Lạc Dương.

Tào Tháo kính trọng Quan Công là người trung nghĩa, sai chạm gỗ trầm hương làm thân mình, ghép vào, rồi cho an táng ở Lạc Dương theo nghi thức dành cho vương hầu.

Phát hiện bất ngờ trong mộ của Quân Vân Trường khiến hậu thế đoán già đoán non  - Ảnh 1.

Khu chôn đầu Quan Vũ ở Lạc Dương được gọi là Vũ Lâm, rộng hơn 130ha, nằm cách thành phố Lạc Dương 7km về phía Nam.

Ở Đương Dương (tỉnh Hồ Bắc) cũng có mộ chôn phần thân của Quan Vũ, được gọi bằng chữ "lăng" một cách kính cẩn như mộ của các đế vương.

Cũng bởi vậy, mà hậu thế khi nhắc tới Quan Công vẫn thường lưu truyền câu nói: "Đầu nằm Lạc Dương, thân nằm Đương Dương, hồn về Sơn Tây".

Phát hiện bất ngờ trong mộ của Quân Vân Trường khiến hậu thế đoán già đoán non  - Ảnh 2.

Quan Lăng ở Đương Dương, Hồ Bắc - nơi chôn phần thân của Quan Vũ. (Ảnh: nguồn Baidu).

Hy sinh trong thời loạn, hai ngôi mộ của Quan Vân Trường lúc đầu hết sức đơn sơ. Đến thời Tùy – Đường, các Hoàng đế liền tu sửa lăng mộ, những nơi an nghĩ của Quan Công dần trở nên bề thế.

Tới thời nhà Minh, hai ngôi mộ an táng phần đầu và thân của Quan Vũ đều đã trở thành Quan lăng với quy mô khổng lồ, vô cùng uy nghi tráng lệ.

Điều bất ngờ là cách đây ít năm, khi giới khảo cổ Trung Quốc khai quật hai ngôi mộ của Quan Vũ ở Dương Thành và Đương Dương, người ta đều không khỏi ngạc nhiên khi thấy mỗi ngôi mộ này đều có một hài cốt phụ nữ được chôn cùng.

Tương truyền rằng, khi chôn cất hai phần thi thể Quan Vũ, Tào Tháo và Tôn Quyền đều tiến hành đám cưới "phối âm hôn", chôn hai người phụ nữ cùng Quan Vũ vì sợ ông… cô quạnh nơi hoàng tuyền!

Thân thế của di cốt phụ nữ trong ngôi mộ Dương Thành cho tới ngày nay đã không còn cách nào khảo chứng. Nhưng ngôi mộ ở Đương Dương có phát hiện di cốt của một phụ nữ trung niên được nhiều người cho là đại mỹ nữ Tam Quốc – Điêu Thuyền.

Mỹ nữ truyền kỳ và cái kết chung mộ với Quan Công

Ngày nay, nhiều người đọc Tam Quốc vẫn tin vào sự tồn tại của một trong tứ đại mỹ nữ - Điêu Thuyền.

Trong chính sử, cái tên "Điêu Thuyền" không hề được nhắc tới. Trên thực tế, đây cũng chỉ là cách gọi một chức quan chuyên đội "mũ điêu thuyền" trong cung nhà Hán.

Khi nhắc tới tình nhân của Lã Bố, "Tam Quốc chí" cũng chỉ viết: "Trác thường sai Bố giữ nhà giữa. Bố tư thông với thị tỳ của Trác, bị phát giác…" và cũng không ghi rõ tên người thị tỳ ấy là Điều Thuyền.

Phát hiện bất ngờ trong mộ của Quân Vân Trường khiến hậu thế đoán già đoán non  - Ảnh 3.

Cho tới ngày nay, sự tồn tại của mỹ nữ truyền kỳ Tam quốc Điêu Thuyền vẫn là một bí ẩn gây nhiều tranh cãi. (Ảnh minh họa).

Mặc dù thiếu vắng trong các tài liệu chính sử, nhưng học giả nổi tiếng Mạnh Phồn Nhân (trực thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Khoa học Trung Quốc) khảo chứng và kết luận về thân thế của mỹ nữ Tam Quốc này.

Theo học giả Mạnh, tên thật của Điêu Thuyền là Nhiệm Hồng Xương, người Sơn Tây, 15 tuổi được tuyển vào cung, làm việc quản lý mỹ bằng lông chồn (Điêu) của các quan thời đó nên đổi tên thành Điêu Thuyền.

Những người thích đọc "Tam Quốc diễn nghĩa" đều tò mò về số phận của nàng Điêu Thuyền sau khi Lã Bố bị giết chết, bởi kể từ lúc ấy, La Quán Chung không nhắc một lời nào về nhân vật mỹ nhân mà ông bắt phải chịu phận vô danh ấy nữa.

Phát hiện bất ngờ trong mộ của Quân Vân Trường khiến hậu thế đoán già đoán non  - Ảnh 4.

Một vị mỹ nữ nổi danh Tam Quốc cứ như vậy biến mất một cách bí ẩn không khỏi khiến hậu thế tò mò về cuộc đời nàng sau này. (Ảnh minh họa).

Nhiều giai thoại và các tác phẩm văn nghệ sau đó thường căn cứ vào sự biến mất bí ẩn của Điêu Thuyền trong "Tam quốc diễn nghĩa" và tạo nên những "hậu truyện" cho mỹ nhân truyền kỳ ấy.

Theo đó, không ít người đời sau đều tin rằng, sau khi Lã Bố bị giết, Điêu Thuyền cả đời truân chuyên cuối cùng lại về tay Quan Công

Bấy giờ, Tào Tháo vốn định dùng Điêu Thuyền để thực hiện mỹ nhân kế nhằm thu phục Quan Vũ. Kết quả là Quan Vũ sợ vẻ đẹp khuynh nước khuynh thành của nàng sẽ làm thiên hạ đại loạn nên đã ra tay "trảm Điêu Thuyền dưới trăng".

Một giả thiết khác lại cho rằng, sau khi Lã Bố chết, Điêu Thuyền được Tào Tháo mang về Hứa Xương để làm nữ tì trong phủ của thừa tướng. Tào Tháo đã dâng 10 mỹ nữ cho Quan Vũ.

Sau khi nghe tên Điêu Thuyền trong danh sách, Quan Vũ đã vuốt râu nói "được" rồi nhắm mắt làm ngơ, xua tay. Điêu Thuyền khi nghe vậy, biết ý Quan Vũ, bèn về phòng tự sát.

Phát hiện bất ngờ trong mộ của Quân Vân Trường khiến hậu thế đoán già đoán non  - Ảnh 5.

Mặc dù phải chịu kiếp hồng nhan bạc phận, nhưng trong nhiều giai thoại, Điêu Thuyền không chết trong cô độc mà ra đi trong vòng tay của người anh hùng Quan Vân Trường. (Ảnh minh họa).

Mặc dù có nhiều "phiên bản" khác nhau về cái kết của đại mỹ nữ Điêu Thuyền, nhưng những giai thoại này đều có điểm chung: Vào quãng thời gian cuối đời, Điêu Thuyền đã về tay Quan Vũ, trở thành một tiểu thiếp của Quan Công.

Bởi vậy, nhiều người tin rằng Điêu Thuyền kỳ thực được Tào Tháo an táng cùng Quan Vũ. Với thân phận tiểu thiếp của Quan Công, việc thi cốt của mỹ nữ họ Điêu xuất hiện trong lăng mộ Quan Công cũng là điều có thể hiểu được.

Đối với những độc giả yêu thích "Tam Quốc diễn nghĩa" và tin tưởng vào sự tồn tại của Điêu Thuyền, thì việc người đẹp truyền kỳ được nằm chung mộ với Quan Công được cho là giả thiết nhân văn và có phần hợp lý.

Theo T.Quỳnh (Soha.vn/Trí Thức trẻ)