Pfizer/BioNTech phát triển vaccine liều bổ sung trị biến chủng Delta

09/07/2021 11:24:18

Pfizer có kế hoạch đề nghị các cơ quan kiểm định Mỹ cấp phép cho liều bổ sung vaccine Covid-19 của hãng này trong tháng tới.

Thông báo được đưa ra dựa trên bằng chứng về nguy cơ nhiễm bệnh trở lại lớn hơn sáu tháng sau khi tiêm vaccine, và do sự lây lan của biến chủng Delta.

Pfizer và BioNTech đã bắt đầu phát triển một phiên bản của vaccine để chống lại biến chủng có Delta khả năng lây nhiễm cao, theo Mikael Dolsten, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu khoa học của hãng này.

Pfizer/BioNTech phát triển vaccine liều bổ sung trị biến chủng Delta

Tuy vậy, hai hãng dược không cho rằng họ phải thay thế phiên bản vaccine đã được đưa ra thị trường hiện nay.

Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh các cơ quan kiểm định Mỹ cho rằng người dân nước này nếu đã tiêm đủ hai liều vaccine thì hiện chưa cần nghĩ tới việc tiêm bổ sung.

"Chúng tôi chuẩn bị cho các trường hợp phải tiêm liều bổ sung nếu khoa học cho thấy đó là điều cần thiết," Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) nói trong thông báo chung với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) nước này.

Dolsten cho biết những nghiên cứu ở Israel cho thấy vaccine bị giảm hiệu quả ngăn ngừa Covid-19 hầu hết là do những ca nhiễm đã từng được tiêm vaccine hồi tháng 01 hay tháng 02.

Trước đó, Bộ Y tế Isarel thông báo hiệu quả của vaccine Pfizer trong ngăn chặn bệnh và bệnh không triệu chứng giảm xuống còn 64% trong tháng 06.

"Vaccine Pfizer hết sức hiệu quả trước biến chủng Delta," Dolsten nói. Tuy vậy sau sáu tháng, "nguy cơ nhiễm bệnh vẫn có, bởi như dự đoán, kháng thể giảm bớt", ông cho biết.

Pfizer chưa công bố dữ liệu của Israel, tuy vậy khẳng định sẽ sớm làm điều này.

Dolsten nhấn mạnh rằng dữ liệu từ Israel và Anh cho thấy ngay cả khi mức độ kháng thể đã giảm, vaccine vẫn hiệu quả 95% trong việc ngăn chặn bệnh nặng.

Vaccine của Pfizer cho thấy hiệu quả 95% trong ngăn chặn Covid-19 có triệu chứng ở các thử nghiệm lâm sàng mà hãng này thực hiện hồi năm ngoái.

Dolsten cho biết dữ liệu ban đầu của công ty cho thấy liều bổ sung thứ ba  giúp tao ra mức độ kháng thể gấp 5-10 lần so với liều thứ hai, nghĩa là liều thứ ba có thể sẽ có tác dụng bảo vệ rất hứa hẹn.

Ông cho biết nhiều nước ở châu Âu và các khu vực khác đã tiếp cận Pfizer để thảo luận về liều bổ sung. Một số nước có thể sẽ triển khai tiêm liều bổ sung trước khi nó được cấp phép ở Mỹ.

Hồ Anh (Nguoiduatin.vn)

Nổi bật