Dự luật trước đó được Quốc hội Mỹ thông qua với chỉ một phiếu chống, được cho là sẽ gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc về vấn đề nhân quyền bằng cách trừng phạt những người chịu trách nhiệm bắt giam hàng loạt người Hồi giáo, trong đó có Bí thư Đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc.
Bên cạnh đó, đạo luật cũng kêu gọi các công ty Mỹ hoạt động tại Tân Cương có những biện pháp để đảm bảo họ không sử dụng nhân sự được cho là "lao động cưỡng ép".
Đạo luật cho tổng thống Mỹ 180 ngày để trình báo cáo lên Quốc hội, trong đó xác định các quan chức Trung Quốc và các cá nhân khác được coi là chịu trách nhiệm trong việc ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ.
Những cá nhân được xác định trong báo cáo sẽ bị trừng phạt, bao gồm đóng băng tài sản, thu hồi visa, từ chối nhập cảnh vào Mỹ.
Liên Hợp Quốc cho rằng khoảng hơn một triệu người Hồi giáo bị đưa về các trại tập trung ở khu vực Tân Cương. Tuy vậy, Trung Quốc bác bỏ những cáo buộc này, nói rằng các cơ sở là trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
Tổng thống Trump ký Đạo luật Chính sách Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có buổi gặp mặt nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Ông Trump không tổ chức buổi lễ ký đạo luật mới, trong bối cảnh nhiều tờ báo đăng tải trích đoạn trong hồi ký của cựu cố vấn an ninh John Bolton, trong đó nói rằng tổng thống Mỹ tìm kiếm sự giúp của Trung Quốc trong cuộc bầu cử 2020.
Ông Trump cũng bị cho là đã ủng hộ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong việc xây dựng các trại tập trung ở Tân Cương. Nhà Trắng chưa bình luận gì về những thông tin này.
Đan Anh (Nguoiduatin.vn)