Tổng thống Trump từng cho những người Cộng hòa một lý do chính đáng để tha thứ cho phong cách lãnh đạo của ông.
Không lâu sau khi vào Nhà Trắng, ông Trump tiến hành cắt giảm thuế, bãi bỏ các quy định và đề cử các thẩm phán bảo thủ vào vị trí Thẩm phán Tối cao của Mỹ - chương trình nghị sự mà không tổng thống Cộng hòa nào theo đuổi kể từ thời ông Ronald Reagan.
Tuy nhiên, chính sách thương mại mà ông Trump đang theo đuổi, đã làm thay đổi tất cả. Các hàng rào thuế quan cũng khiến nhiều người, trong đó có nhà công nghiệp tỷ phú Charles G. Koch, một trong những nhà tài trợ lớn nhất của Đảng Cộng hòa, cảm thấy không hài lòng.
Sự thất vọng của anh em nhà Koch, một trong những gia đình tài phiệt nổi danh nhất thế giới, đã khiến họ công khai chỉ trích ông chủ Nhà Trắng. Đáp lại, Tổng thống Trump, người vốn nổi danh với những cuộc đấu khẩu từ khi chạy đua chức Tổng thống năm 2015, đã phản pháo nhiệt tình và đưa ra những lời đáp trả.
Thông qua việc gọi chính sách thương mại của ông Trump là "bất lợi" và chia rẽ, ông Koch đã thực hiện một động thái khiêu khích chính trị lớn, có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng với đảng Cộng hòa trong bối cảnh cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ chuẩn bị diễn ra vào tháng 11 tới.
Cuộc chiến giữa ông Trump và nhà Koch bùng lên cuối tuần trước sau khi anh em nhà tài phiệt tuyên bố không ủng hộ các ứng viên Cộng hòa quay lưng với tự do thương mại, cắt giảm ngân sách cũng như hạn chế chính sách giống ông Trump đang làm. Trước đó, nhà Koch tuyên bố sẽ chi tới 400 triệu USD cho cuộc bầu cử giữa kỳ sắp diễn ra.
Hôm 30/7, anh em nhà Koch tiếp tục nổ phát súng thứ 2 nhằm vào một ứng viên cao cấp của đảng Cộng hòa.
Theo đó, Người Mỹ thịnh vượng, quỹ tầm cỡ do Koch tài trợ, tuyên bố sẽ không ủng hộ ông Kevin Cramer của bang North Dakota trong nỗ lực hạ bệ Thượng nghị sĩ Dân chủ đương nhiệm Heidi Heitkamp. Ông Cramer là người ủng hộ các chính sách thương mại của Tổng thống Trump.
Nhìn chung, nhà Koch vẫn bất đồng với nhiều chính sách của phe Dân chủ và không bao giờ muốn thấy lãnh đạo phe thiểu số Hạ viện Nancy Pelosi trở thành người đứng đầu phe đa số sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Chính vì thế, những người thân cận với ông Koch nghĩ rằng những bất đồng hiện tại vẫn là gói gọn trong sự đối đầu cá nhân giữa nhà tài phiệt với Tổng thống Trump. Những lo ngại về việc ông Trump sẽ gây thiệt hại lâu dài với đế chế kinh nhà Koch nói riêng và nước Mỹ nói chung chính là nguyên nhân.
Sự bất mãn của anh em là Koch chính là giọt nước tràn ly, phản ánh chân thực nhất sự chia rẽ và mất phương hướng nghiêm trọng bên trong đảng Cộng hòa, vốn xuất hiện kể từ khi ông Trump tham gia cuộc đua và loại bỏ tất cả các ứng viên Cộng hòa mà mạng lưới nhà Koch ủng hộ.
Dẫu vậy, những chính sách của ông Trump lại chẳng mâu thuẫn chút nào với những gì nhà Koch ủng hộ thời điểm đó.
Ông Trump, trở thành ông chủ Nhà Trắng với lời hứa gia tăng quyền lợi cho người Mỹ, đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển quân đội. Sự thực, trong những tháng đầu nhiệm kỳ, ông Trump đã khiến nhiều người hài lòng với một loạt quyết định như giảm thuế, cải cách chính sách….
Tuy nhiên, những quan điểm của ông Trump về thương mại và hội nhập lại đối nghịch hoàn toàn với mong muốn nhà Koch.
Và giống như một số tổ chức và tri thức quyền lực khác, ông Koch và hệ thống của mình đang phải vật lộn tìm vị trí trong một đảng chính trị mà hầu như chẳng được công nhận cũng như tài sản chính trị cũng bị gắn chặt với ông Trump dù nó có tốt hơn hay tệ đi.
Bất chấp việc nhà Koch đã chi hàng trăm triệu USD cho các chiến dịch chính trị trong những năm gần đây, ông Koch luôn cảm thấy bị coi thường khi chỉ như một nhà vua bù nhìn, những người thân cận tiết lộ.
Tuy nhiên, trong vài năm qua, anh em nhà Koch - hai trong số những người giàu nhất thế giới - đã tập trung hơn vào việc làm hình ảnh nhằm chống lại những cuộc tấn công từ phe Dân chủ. Koch Industries, tập đoàn năng lượng toàn cầu, cũng bắt đầu những chiến dịch marketing tầm quốc gia để củng cố hình ảnh.
Theo Linh Anh (Soha/Trí Thức Trẻ)