Tổng thống Obama đã rơi lệ khi nói lời cám ơn vợ đã đồng hành với ông tại Nhà Trắng trong suốt 8 năm qua, thời gian mà ông cho rằng nước Mỹ đã tốt đẹp hơn.
"Những người bị cuốn hút vào bài phát biểu của ông ấy e ngại về Donald Trump nhưng Obama đã mang đến thông điệp về niềm hy vọng", Miles Kurtz, 21 tuổi, một sinh viên nói.
Ảnh: Twitter |
Obama kết thúc bài phát biểu chia tay Nhà Trắng
Tổng thống Obama kêu gọi người dân hãy đặt niềm tin vào đất nước.
"Tôi đề nghị mọi người có niềm tin, không phải vào khả năng mang đến sự thay đổi của tôi mà là của các bạn", ông nói.
Tổng thống Obama, Đệ nhất phu nhân Michelle Obama và con gái Malia cùng vợ chồng Phó tổng thống Joe Biden sau đó cùng lên sân khấu chào khán giá.
Tổng thống Obama ôm vợ trên sân khấu khi con gái và vợ chồng ông Biden đứng gần đó. Ảnh: Chicago Tribune |
Ông Obama vẫy chào khán giả khi kết thúc bài phát biểu. Ảnh: Chicago Tribune |
Cảm ơn đội ngũ nhân viên
"Các bạn đã thay đổi thế giới", ông Obama nói, dành lời cảm ơn cho đội ngũ của mình. Ông cảm ơn họ. Rất nhiều người lấy tay lau nước mắt.
"Tôi sẽ rời sân khấu tối nay với một niềm lạc quan về đất nước còn hơn cả lúc chúng ta bắt đầu", ông Obama chia sẻ thêm.
Mọi người vỗ tay khi ông Obama phát biểu. Ảnh: Chicago Tribune |
Obama khóc cảm ơn vợ
Ông Obama gửi lời cảm ơn. Ông chỉ đơn giản nói tên vợ mình "Michelle" và đám đông vỡ òa, hò reo. Cả hội trường một lần nữa đứng dậy để hưởng ứng.
"Cô gái đến từ Phía Nam", ông Obama nói, bà Michelle giơ cao nắm đấm.
"Trong 25 năm qua, em không chỉ là vợ, là mẹ các con anh mà còn là người bạn thân thiết của anh. Em tự nguyện đảm nhận những trọng trách mình không được yêu cầu và làm chúng với sự tao nhã, phong cách và tính hài hước riêng", Tổng thống Mỹ gửi lời tới vợ, lấy ra khăn tay trắng và lau đi nước mắt.
Khoảng khắc TT Obama rơi nước mắt khi cảm ơn vợ |
Tổng thống Obama rơi nước mắt khi nhắc đến vợ và phó tổng thống Joe Biden
Ông Obama gọi tên vợ "Michelle" bằng giọng đứt quãng, đám đông vỡ òa và vỗ tay vang dội.
"Người con gái phía Nam", ông nói khi bà Michelle giơ nắm tay.
"Trong suốt 25 năm qua, em không chỉ là vợ tôi và mẹ của các con tôi mà còn là người bạn thân nhất của tôi. Em đã nắm giữ vai trò mà em không hề đòi hỏi và thực hiện nó bằng sự duyên dáng, gai góc, phong cách và sự hài hước của riêng em", ông nói tiếp, rút khăn tay trắng ra và quệt nước mắt.
Ảnh: WH |
Ông cũng nhắc đến các con gái và gửi lời cảm ơn ông Biden: "Anh là lựa chọn đầu tiên tôi đưa ra như một ứng viên và là người tuyệt vời nhất", ông nói trong khi đám đông dành cho ông Biden tràng pháo tay vang dội. Ông gọi Biden là "người anh em" và "giống như gia đình".
Obama khuyến khích người dân tranh cử
Tổng thống Obama nói về việc hãy là một công dân tích cực và chú ý đến hoạt động chính trị, đặc biệt là khi họ cảm thấy thất vọng về nền chính trị hiện tại.
"Nếu bạn mệt vì phải tranh luận với người lạ trên Internet, hãy đến nói chuyện trực tiếp với họ", ông cho biết. "Nếu có điều gì đó cần sửa đổi, hãy xỏ giày và sửa nó. Nếu thất vọng bởi những quan chức được bầu, hãy làm hồ sơ, xin chữ ký và tự tham gia tranh cử".
Vinh dự cả đời
"Không tổ chức khủng bố nước ngoài nào thành công trong việc lên kế hoạch hay thực hiện cuộc tấn công nào trên đất nước chúng ta trong 8 năm qua", ông Obama nói nhưng lưu ý tới vấn đề các phần tử khủng bố nảy sinh ở trong nước, ví dụ như vụ đánh bom giải chạy marathon Boston hay thảm sát ở San Bernandino.
"Gửi tới tất cả những người phụng sự, được làm tổng tư lệnh của các bạn là niềm vinh dự cả đời đối với tôi", ông Obama chia sẻ, cả hội trường đứng dậy hưởng ứng.
Cả hội trường vỗ tay trước những phát biểu của Obama. Ảnh: WH |
Tìm tiếng nói chung và thỏa hiệp
"Chính trị là cuộc chiến của những ý tưởng. Đó là cách mà nền dân chủ hoạt động", ông Obama nói. "Nhưng nếu không có những thực tế cơ sở chung, không có tinh thần sẵn sàng chấp nhận những thông tin mới, chấp nhận thực tế là đối thủ của chúng ta đúng... thì ta sẽ mãi chỉ quẩn quanh với quá khứ của nhau. Và điều đó khiến việc tìm ra tiếng nói chung và thỏa hiệp trở nên bất khả thi", Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.
Đệ nhất phu nhân Michelle Obama cùng con gái lớn Malia và vợ chồng phó tổng thống Joe Biden trong nghi lễ quốc ca trước bài phát biểu của ông Obama. Ảnh: Reuters |
Obama nói về biến đổi khí hậu
Tổng thống Obama nhắc đến biến đổi khí hậu và những bước mà chính quyền của ông đã thực hiện trong 8 năm qua như giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ nhập khẩu, tăng cường đổi mới các loại năng lượng, ký Thỏa thuận Paris. Ông kêu gọi Mỹ không nên bỏ qua khoa học.
"Nếu không hành động cứng rắn, con cháu chúng ta sẽ không có thời gian để tranh luận về sự tồn tại của biến đổi khí hậu. Chúng sẽ bận rộn đối phó với những ảnh hưởng như thảm họa môi trường, kinh tế suy thoái và làn sóng người tị nạn khí hậu tìm nơi trú ẩn an toàn", ông Obama nói.
Theo ông, Mỹ hiện có thể và nên bàn về cách tiếp cận tốt nhất với vấn đề biến đổi khí hậu.
"Phủ nhận vấn đề này là hành động không chỉ phản bội các thế hệ tương lai mà còn phản bội tinh thần giải quyết vấn đề một cách thực tế và sáng tạo đã dẫn đường cho những nhà lập quốc của chúng ta", ông cho biết.
'Chủng tộc vẫn là vấn đề gây chia rẽ'
"Sau khi tôi được bầu làm tổng thống, bắt đầu xuất hiện những cuộc thảo luận về nước Mỹ thời kỳ hậu phân biệt chủng tộc. Một tầm nhìn tuyệt vời, tốt đẹp nhưng chưa thực tế lắm. Chủng tộc vẫn là một vấn đề to lớn và gây chia rẽ trong xã hội chúng ta. Tôi đã sống đủ lâu để biết rằng mối quan hệ giữa các chủng tộc giờ đây tốt đẹp hơn so với 10, 20 hay 30 năm trước. Các bạn có thể thấy điều đó không chỉ ở số liệu mà còn trong thái độ của người trẻ Mỹ", ông Obama nói.
"Nhưng chúng ta vẫn chưa ở đúng vị trí chúng ta phải ở", ông cho biết thêm. "Tất cả chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm".
Tổng thống Mỹ nói về sự phân biệt trong thuê nhân công lao động và phân biệt đối xử về vấn đề nhà ở.
Những di sản nổi bật trong 8 năm làm tổng thống của ông Obama |
Ông Obama nêu ra ba thành tựu nổi bật nhất trong thời gian làm tổng thống Mỹ. Đó là bình thường hóa quan hệ với Cuba, chấm dứt chương trình hạt nhân của Iran một cách hòa bình và tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, kẻ đứng sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001.
Bàn về vấn đề chủng tộc và nhập cư.
"Sau khi tôi được bầu làm tổng thống, bắt đầu xuất hiện những cuộc thảo luận về nước Mỹ thời kỳ hậu phân biệt chủng tộc. Một tầm nhìn tuyệt vời, tốt đẹp nhưng chưa thực tế lắm. Chủng tộc vẫn là một vấn đề to lớn và gây chia rẽ trong xã hội chúng ta. Tôi đã sống đủ lâu để biết rằng mối quan hệ giữa các chủng tộc giờ đây tốt đẹp hơn so với 10, 20 hay 30 năm trước. Các bạn có thể thấy điều đó không chỉ ở số liệu mà còn trong thái độ của người trẻ Mỹ", ông Obama nói.
"Nhưng chúng ta vẫn chưa ở đúng vị trí chúng ta phải ở", ông cho biết thêm. "Tất cả chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm".
Tổng thống Mỹ nói về sự phân biệt trong thuê nhân công lao động và phân biệt đối xử về vấn đề nhà ở.
Ủng hộ thay thế Obamacare nếu có chương trình khác tốt hơn
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cùng đảng Cộng hòa đang tích cực tìm cách xóa bỏ Đạo luật Chăm sóc sức khỏe Hợp túi tiền, hay Obamacare, một trong những thành tựu của ông Obama trong thời gian đương nhiệm. Trump còn kêu gọi thay thế Obamacare nhanh nhất có thể.
Tổng thống Obama cho biết tỷ lệ người không có bảo hiểm ở Mỹ đã thấp hơn, chi phí chăm sóc sức khỏe tăng chậm nhất trong 50 năm.
"Nếu ai đó đưa ra một kế hoạch tốt hơn những gì chúng ta đã làm cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, có thể giúp nhiều người với chi phí thấp hơn, tôi sẽ công khai ủng hộ", ông nói.
Chuyển giao quyền lực trong hòa bình
Đám đông bắt đầu tỏ thái độ không hài lòng khi ông Obama nhắc tới sự kiện nhậm chức tổng thống của nhà tài phiệt New York Donald Trump vào tuần tới.
Ông Obama yêu cầu đám đông dừng lại và nhấn mạnh vào tầm quan trọng của "việc chuyển giao quyền lực trong hòa bình".
"Tôi đã cam kết với tổng thống đắc cử Trump rằng đội ngũ của tôi sẽ đảm bảo một quá trình chuyển giao quyền lực trơn tru nhất có thể, giống như những gì tổng thống Bush từng làm với tôi", ông Obama nói.
'Nước Mỹ tốt đẹp hơn'
"Nước Mỹ đã trở nên tốt đẹp hơn, mạnh mẽ hơn so với thời điểm tôi bắt đầu công việc", Tổng thống Mỹ Obama nói, liệt kê những thành tựu mà chính quyền của ông đã đạt được, trong một số lĩnh vực như hôn nhân đồng giới, thỏa thuận hạt nhân Iran hay chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden
'Chúng ta không hoàn mỹ nhưng chúng ta cho thấy khả năng thay đổi'
Ông Obama tri ân các nhà hoạt động về quyền dân sự và công bằng xã hội. "Đó là những gì mà chúng ta nhắc tới khi chúng ta nói rằng nước Mỹ xuất chúng. Chúng ta không hoàn mỹ ngay từ đầu nhưng chúng ta cho thấy khả năng thay đổi", ông nói.
"Thêm 4 năm nữa"
Khán giả làm gián đoạn bài phát biểu của ông Obama bằng khẩu hiệu "thêm 4 năm nữa".
"Tôi không thể làm vậy!", ông Obama trả lời.
Tổng thống Obama xuất hiện trên sân khấu
Ông Obama bước ra sân khấu trong tiếng nhạc và những tràng pháo tay rộn rã. Ông mỉm cười, vẫy tay chào tất cả mọi người và nói "Xin chào Chicago".
Các nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu. Ảnh: AP |
Theo Guardian, không khí tại trung tâm hội nghị McCormick Place ở Chicago đang nóng dần lên.
Sheila Baldwin, một người Mỹ gốc Phi 64 tuổi, người có được tấm vé tham dự buổi đọc diễn văn chia tay của Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 7/1 sau khi đứng xếp hàng từ 5h sáng, cho biết bà "nhất định phải chứng kiến sự kiện lịch sử này" bởi theo Baldwin, việc nhìn thấy vị tổng thống Mỹ da đen đầu tiên hoàn thành hành trình của mình là điều vô cùng tuyệt vời.
"Nếu có ai đủ khả năng hàn gắn và đoàn kết đất nước thì tôi nghĩ đó là Tổng thống Obama. Đất nước đang trải qua một cú sốc lớn với Donald Trump và tôi hy vọng ông ấy có thể làm những điều đúng đắn". Baldwin nói thêm.
Cả hội trường lúc này chật cứng người, một số phàn nàn về việc góc nhìn của họ quá tệ. Hàng loạt màn hình tivi lớn được mang ra. Trên sân khấu, các nghệ sĩ đang biểu diễn để hâm nóng bầu không khí.
Hai cựu binh Daniel và Cathy Nored, 62 tuổi, đến từ thành phố Dallas, Georgia, có mặt trong hàng ghế khán giả. Ông Daniel nói: "Tôi hơi buồn một chút nhưng tôi biết ông ấy đã mệt mỏi và muốn trở thành một công dân bình thường. Một cảm xúc buồn vui lẫn lộn".
"Tôi nghĩ ông ấy sẽ lại có một bài diễn văn tuyệt vời khác nhưng là xuất phát từ trái tim", bà Cathy thêm vào.
Cảnh sát Chicago có mặt từ 9h sáng để đảm bảo an ninh ở trung tâm hội nghị. Ảnh: Twitter |
Thị trưởng Chicago RahmEmanuel (tóc trắng) đến McCormick Place để tham dự sự kiện. Ảnh: Twitter |
Hơn 20.000 người dự kiến có mặt tại McCormick Place, trung tâm hội nghị lớn nhất vùng Bắc Mỹ và từng là nơi ông Obama phát biểu sau khi đánh bại đối thủ Mitt Romney trong cuộc bầu cử 2012.
Vé xem buổi phát biểu được phát miễn phí và đã hết sạch nhưng hiện được rao bán trên mạng với giá hơn 1.000 USD mỗi vé.
Đệ nhất phu nhân Michelle Obama, phó tổng thống Joe Biden và phu nhân Jill Biden cũng sẽ có mặt tại sự kiện.
Rất đông người đang chờ đợi sự xuất hiện của ông Obama trong trung tâm hội nghị. Ảnh: Chicago Tribune |
Một cửa hàng dán tấm bảng với dòng chữ "Cảm ơn Tổng thống Obama" ở Chicago, Illinois, Mỹ. Ảnh: Reuters |
Người dân xếp hàng trên đường phố chờ đón Tổng thống Obama ở Chicago, Illinois, Mỹ. Ảnh: Reuters |
Chuyên cơ tổng thống Air Force One hạ cánh xuống Chicago |
Tổng thống Obama đến Chicago
Chuyên cơ Không lực một chở ông Obama đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế O'Hare ở Chicago, bang Illinois, Mỹ.
Ảnh: Reuters |
Tổng thống Obama khởi hành đến Chicago |
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters. |
Tổng thống Barack Obama sẽ phát biểu chia tay Nhà Trắng tại thành phố quê nhà Chicago vào 21h giờ Miền Đông ngày 10/1, tức 9h sáng ngày 11/1 giờ Hà Nội.
Tổng thống Obama cho biết ông chọn Chicago vì đây là nơi sự nghiệp chính trị của ông bắt đầu. Khi đó, ông là một người trẻ tuổi vừa ra trường với niềm tin vào khả năng thay đổi của nước Mỹ.
"Tổng thống sẽ gửi đi một thông điệp tới tất cả người dân Mỹ, dù họ có từng bỏ phiếu cho ông hay không", CNN dẫn lời người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest nói ngày 9/1. "Tổng thống cảm thấy có nghĩa vụ phải nói về những điều ông học hỏi được trong 8 năm qua, hiểu biết về đất nước, về cách lãnh đạo Mỹ và đưa ra lời khuyên cho người dân về cách hiệu quả nhất để đối phó với những thách thức trong thời gian tới".
Các trợ lý cho biết Tổng thống Obama đã chuẩn bị cho bài phát biểu chia tay suốt nhiều tháng liền, vạch ra các chủ đề lớn khi đi nghỉ ở Hawaii và viết nháp từ tuần trước.
Tổng thống Obama khởi hành tới Chicago vào chiều 9/1 và dự kiến trở về Washington vào sáng sớm 11/1. Đây có thể là chuyến bay cuối cùng của ông trên chuyên cơ tổng thống Air Force One (Không Lực Một).
Theo VnExpress.net