Theo Jakarta Greater, rất có thể Việt Nam đang tự tiến hành nâng cấp tiêm kích Su-27 lên phiên bản Su-27SM3 với những trang bị hoàn toàn mới.
Báo Indonesia cho biết, nhiều khả năng Việt Nam đã tự nâng cấp dàn tiêm kích Su-27SK và Su-27UBK lên biến thể Su-27SM3. Tờ báo này cho biết, trong chương trình phát sóng trên VTV3 gần đây, đã xuất hiện một chiếc Su-27SK có số hiệu 6004 sơn màu sơn ngụy trang mới khác biệt hoàn toàn so với những chiếc Su-27SK trước đây trong Không quân Việt Nam. |
|
Jakarta Greater nhận định, việc sơn lại toàn bộ một chiếc máy bay khá phức tạp và thường chỉ được thực hiện khi nó vừa trải qua quá trình sửa chữa hoặc nâng cấp lớn. Do đó rất có khả năng các máy bay Su-27SK của Việt Nam đã được nâng cấp hoặc hiện đại hóa. Dẫn nguồn từ báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Jakarta Greater cho biết, phi đội máy bay tiêm kích Su-27 của Không quân Việt Nam đã hoạt động khoảng 20 năm. |
|
Việt Nam bắt đầu tiếp nhận những chiếc Su-27 đầu tiên vào năm 1995 với hai biến thể chính là Su-27SK và Su-27UBK. Số máy bay này được chuyển giao liên tục trong giai đoạn từ năm 1997-1998. Tiêm kích Su-27SK là một trong những biến thể xuất khẩu của dòng tiêm kích Su-27 do Nga sản xuất, nó được phát triển từ thời Liên Xô và đang dần trở nên lỗi thời trước các dòng tiêm kích thế hệ mới. |
|
Jakarta Greater cũng nhận định rằng tuổi thọ và thời gian hoạt động của Su-27 thấp hơn nhiều so với các dòng chiến đấu cơ thế hệ mới của Nga hiện tại như Su-30 hay Su-35. Theo nhà sản xuất Sukhoi, một chiếc Su-27 chỉ có tuổi thọ 2.000 giờ bay tương đương với 20 năm hoạt động. Nếu dựa trên thông số này thì những chiếc Su-27 của Việt Nam đều đã gần đạt tới tuổi nghỉ hưu. |
|
Căn cứ vào những thông tin này, báo Indonesia cho rằng rất có thể Việt Nam đang tiến hành nâng cấp những chiếc Su-27 này lên chuẩn mới để chúng có thể thích ứng với chiến tranh hiện đại và tình hình khu vực có nhiều biến động. Nhà sản xuất Sukhoi Nga cho biết, việc Su-27 được nâng cấp lên chuẩn Su-27SM3 sẽ khiến những chiếc máy bay thế hệ 4 này sở hữu những khả năng tương đương mới máy bay Su-35S dù bề ngoài không có nhiều thay đổi. |
|
Cụ thể, khi xét về năng lực không chiến ngoài tầm nhìn, Su-27SM3 được trang bị radar mảng pha quét thụ động N001VE-Pero, đây là loại nâng cấp dựa trên N001VEP lắp đặt trên các máy bay Su-30MK2. Radar N001VE-Pero có thể điều khiển tên lửa tấn công đồng thời 6 mục tiêu trên không hoặc 4 mục tiêu mặt đất, tầm phát hiện máy bay cỡ lớn được tăng lên 190 km so với 150 km của N001VEP. |
|
Còn xét ở năng lực không chiến quần vòng cự ly gần (dogfight), động cơ của Su-27SM3 là loại AL-31FM1 có lực đẩy 135 kN (so với 123 kN của AL-31F) cùng hệ thống điểu khiển bay tiên tiến giúp nó đạt tốc độ cao hơn Su-30SM và tầm hoạt động tăng lên tới 4.000 km. |
|
Và để có thể khai thác được những kỹ năng vận hành và kỹ năng bay, tác chiến trên các hệ thống điện tử, vũ khí hiện đại của máy bay mới, các phi công Su-27SM3 phải được huấn luyện thành thục trên hệ thống mô phỏng bay cho riêng máy bay này. |
|
Hệ thống mô phỏng bay của máy bay Su-27SM3 được trang bị rất hiện đại, sát với thực tế sử dụng trên máy bay thật. Trong đó có hệ thống các màn hình hiện thị cho không gian phía trước máy bay và màn hình hiển thị những thông số, tình trạng hoạt động, vũ khí trên máy bay. |
|
Ngoài đồn đoán Việt Nam đang tự nâng cấp Su-27 lên chuẩn Su-27SM3, căn cứ vào màu sơn trên những chiếc Su-27UBK được thay đổi cho thấy, có khả năng chúng ta đang "lột xác" phiên bản này lên chuẩn Su-30MK2 – loại chiến đấu cơ mạnh nhất của dòng Su-30 Không quân Việt Nam đang sở hữu. (tổng hợp) |
Theo Đất Việt