Nữ nhân gây ra cái chết bí ẩn của Hoàng đế Ung Chính là… đại sư tổ môn Vịnh Xuân Quyền

18/01/2019 13:40:00

Xung quanh cái chết của Ung Chính tồn tại nhiều bí ẩn. Hoàng đế thứ năm Đại Thanh tử do bệnh, do ngộ độc “thuốc trường sinh” hay bị ám sát đến mức thi thể khi liệm không có đầu? Giả thuyết thứ ba được truyền tụng nhiều trong dân gian và nó liên quan tới một nhân vật đặc biệt trong lịch sử Võ học Trung Hoa…

Thanh Thế Tông Ung Chính (sinh 13/12/1678 – mất 8/10/1735) là Hoàng đế thứ năm của đế quốc Đại Thanh (Trung Quốc), trị vì từ năm 1722 đến 1735. Là một vị Hoàng đế siêng năng, cần kiệm và chống tham nhũng quyết liệt, các chính sách của ông đã mở đường cho sự thịnh trị gần 150 năm tiếp theo của Đại Thanh.

Nữ nhân gây ra cái chết bí ẩn của Hoàng đế Ung Chính là… đại sư tổ môn Vịnh Xuân Quyền
Hoàng đế Ung Chính mở đường cho sự thịnh trị hơn 100 năm của Đại Thanh

Xung quanh cái chết bí ẩn của Ung Chính

Triều đại của Ung Chính được xem là chuyên chế, hiệu quả và mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc Ung Chính thống trị đất nước bằng bàn tay sắt khiến hình tượng trong dân gian của ông không được tốt, có những lời đồn gây ảnh hưởng tới uy tín của vị Hoàng đế này. Mà lời đồn khủng khiếp nhất chính là liên quan đến cái chết của ông. Theo đó, Ung Chính chết dưới tay một thích khách, bị cắt lấy thủ cấp.

Theo chính sử ghi chép thì Ung Chính đột ngột qua đời vào năm 1753, khi mới 58 tuổi, ở ngôi được 13 năm. Bản thân sử sách đương thời cũng không ghi rõ nguyên nhân cái chết, vì vậy cái chết của ông đã trở thành đề tài bàn tán trong nhiều năm.

Chi tiết nhất có lẽ là Thực lục. Sách này chép rằng: “Ung Chính Đế vào năm thứ 13 (1735), ngày 21 tháng 8 có nhiễm bệnh phong hàn, nhưng vẫn làm việc ngày đêm không nghỉ. Đến ngày 23 tháng 8 (âm lịch), Hoàng đế bệnh tình chuyển biến. Nửa đêm giờ Tý, Hoàng đế băng hà, hưởng niên 58 tuổi”.

Nữ nhân gây ra cái chết bí ẩn của Hoàng đế Ung Chính là… đại sư tổ môn Vịnh Xuân Quyền - 1
Cái chết của Ung Chính tồn tại nhiều bí ẩn với những giả thuyết khác nhau, không loại trừ khả năng ông bị ám sát

Đương thời có 2 giả thuyết đáng chú ý liên quan đến cái chết của Ung Chính. Thứ nhất, Ung Chính chết vì dùng thuốc quá liều. Giống như nhiều Hoàng đế đời trước, Ung Chính cũng là người bị ám ảnh bởi sự bất tử và ông thường xuyên dùng những loại “thuốc trường sinh” được chiết xuất từ thủy ngân, lưu huỳnh, chì... Và việc dùng quá liều và thường xuyên những chất gây hại cho nội tạng này đã gây ra cái chết đột ngột của Ung Chính.

Giải thuyết đáng chú ý thứ hai liên quan tới những đồn thổi về xác chết không đầu của Ung Chính. Theo đó, Ung Chính bị ám sát bởi một nữ nhân có tên Lã Tứ Nương, bị cắt mất thủ cấp. Và việc chính sử nhà Thanh không có ghi chép cụ thể về nguyên nhân tử vong của Ung Chính khiến giả thuyết này càng có cơ sở để lưu truyền rộng rãi.

Lã Tứ Nương là ai?

Lã Tứ Nương là con thứ 4 của Lã Nghị Trung. Lã Nghị Trung là con trai thứ hai của học giả Lã Lưu Lương, có tư tưởng “phản Thanh phục Minh”. Khoảng năm 1782, Lã Nghị Trung cùng với một nho sinh bất chí Tằng Tĩnh đã đưa ra một bản danh sách dài vạch tội Ung Chính đồng thời kích động tướng Nhạc Chung Kỳ, cháu đời thứ 21 của danh tướng Nhạc Phi làm phản.

Nữ nhân gây ra cái chết bí ẩn của Hoàng đế Ung Chính là… đại sư tổ môn Vịnh Xuân Quyền - 2
Nữ sát thủ Lã Tứ Lương hành thích Ung Chính trong tranh cổ Trung Hoa

Tuy nhiên, sự vụ bất thành bởi Nhạc Chung Kỳ đã đem thư sớ phản nghịch của Tằng Tĩnh – Nghị Trung giao nộp cho Ung Chính. Trong thời Nhà Thanh, việc "phản Thanh phục Minh" được chính quyền xem là rất nghiêm trọng và hình phạt rất tàn khốc. Lã Nghị Trung bị chém đầu tịch biên, Lã Lưu Lương cùng con trai cả Lã Bảo Trung (đã chết) bị mở quan tài ra băm xác.

Tuyệt đại đa số nam giới và con cháu trực hệ trong gia tộc họ Lã đều bị giết. Số còn lại, chủ yếu là phụ nữ, đày tớ bị đày ra Ninh Cổ tháp làm nô lệ đời đời. Lã Tứ Nương là 1 trong số rất ít những người họ Lã còn sống sau cuộc “tắm máu” này. Và việc nàng thoát khỏi cái chết, phần nhiều là do may mắn.

Lúc tuần phủ theo lệnh của Ung Chính tới bắt toàn gia nhà họ Lã thì Lã Tứ Nương, năm ấy khoảng 13 tuổi, đang chơi bên nhà hàng xóm đầu làng. Sau khi quân lính rời đi, người hàng xóm này đã giữ kín sự việc và gửi Lã Tứ Nương tới gia đình Chu công, vốn là một võ sư danh tiếng trong vùng.

Lã Tứ Nương sau đó được Chu Công truyền dạy võ nghệ. Đáng nói, nàng là người có tư chất tốt nên đánh quyền, múa kiếm, khinh công đều lĩnh hội rất nhanh và vượt xa đám môn đệ của Chu Công.

Nữ nhân gây ra cái chết bí ẩn của Hoàng đế Ung Chính là… đại sư tổ môn Vịnh Xuân Quyền - 3
Tạo hình Lã Tứ Nương và Ung Chính trên phim truyền hình

Sau10 năm học nghệ thành tài, Lã Tứ Nương trở lại Kinh thành, mở một tiệm mỳ, nghe ngóng tính hình và chờ đợi cơ hội ám sát Ung Chính, trả thù cho cha và đại gia tộc họ Lã. Thời cơ cuối cùng cũng đã đến.

Nửa đêm ngày 23/8/1735 âm lịch (ngày 8/10 dương lịch), Lã Tứ Nương đột nhập thành công vào trong hậu cung của hoàng đế, giết chết sau đó cắt đầu của Ung Chính rồi trốn ra ngoài. Sáng ngày hôm sau, trong Tử cấm thành truyền ra thông tin Ung Chính Hoàng đế đột ngột qua đời. Tuy nhiên, trước khi quan lại ra lệnh giới nghiêm toàn bộ kinh thành thì Lã Tứ Nương đã cao chạy xa bay.

Đại sư tổ môn Vịnh Xuân Quyền

Bạch Hạc quyền, tên phổ biến ở Trung Quốc là Phúc Kiến Vĩnh Xuân Bạch Hạc quyền là một môn phái võ thuật thuộc dòng võ miền Nam Trung Hoa xuất xứ từ địa hạt Vĩnh Xuân, thuộc thành phố Phúc Châu, có căn bản phát tích từ chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến.

Tương truyền rằng môn quyền này do Ngũ Mai sư Thái sáng lập tại Bạch Hạc sơn có tài liệu ghi là Đại Lương sơn, thuộc tỉnh Vân Nam, Nam Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ XIX. Bạch Hạc quyền được sáng chế trên cơ sở bài quyền mô phỏng cách đánh của chim Hạc trong Thiếu Lâm Thập bát La Hán quyền.

Nữ nhân gây ra cái chết bí ẩn của Hoàng đế Ung Chính là… đại sư tổ môn Vịnh Xuân Quyền - 4
Ngũ Mai sư Thái truyền dạy Bạch Hạc Quyền cho Nghiêm Vịnh Xuân

Truyền thuyết kể rằng Lã Tứ Nương sau khi ám sát Ung Chính để báo thù vụ án diệt môn gia họ Lã xưa kia đã trốn chạy lên chùa Thiếu Lâm Tung Sơn ở Hà Nam, xuất gia trở thành một ni cô lấy pháp danh là Ngũ Mai. Trong quãng thời gian này, bà đã nghiên cứu, chế tác, rèn luyện và hoàn thiện môn võ Bạc Hạc quyền.

Nữ võ sư danh tiếng Nghiêm Vịnh Xuân, người sáng lập ra Vịnh Xuân Quyền - vốn phát tích trên nền tảng Bạch Hạc quyền - chính là học trò của Ngũ Mai sư Thái Lã Tứ Nương!

TẦM HOAN (SHTT)