Mật vụ Gestapo khét tiếng của Phát xít Đức cũng phải thốt lên kinh ngạc rằng bà là nữ điệp viên nguy hiểm và lợi hại bậc nhất thời Thế chiến II.
Chiến thắng của quân Đồng minh trong Thế chiến 2 đã đập tan tham vọng bá chủ của Phát xít Đức. Thế nhưng, phía sau cuộc chiến khốc liệt ở tiền tuyến, có những cuộc chiến âm thầm lặng lẽ của những "bóng hồng" góp phần không nhỏ cho chiến thắng đó.
Nữ điệp viên Virginia Hall. |
Đó là những nữ điệp viên xinh đẹp đầy bản lĩnh và trí tuệ, họ đã sử dụng tài năng và sắc đẹp của mình để cống hiến cho quốc gia của mình.
Nổi tiếng và nổi bật nhất trong số những bóng hồng đó chính là huyền thoại nữ điệp viên một chân - Virginia Hall. Bà là nữ điệp viên của SOE (Cơ quan tình báo Anh SOE) và OSS (Cục tình báo chiến lược Mỹ).
Huyền thoại về nữ anh hùng một chân
Hoạt động dưới danh nghĩa phóng viên, bà đã đóng góp thầm lặng cho phe Đồng minh. |
Sinh ra và lớn lên tại Bang Mariland của Mỹ, tuổi thơ của bà được sự bao bọc che chở và yêu thương của gia đình vì bà là con út. Thế nhưng, bà lại là người hết sức mạnh mẽ, thường tham gia những hoạt động của nam giới như cưỡi ngựa, leo núi, săn bắn...
Chính điều này đã nuôi dưỡng một phụ nữ cá tính mạnh mẽ mà sau này khiến cho cơ quan mật vụ Gestapo khét tiếng của Phát xít Đức cũng phải thốt lên:
"Bà là người lợi hại nhất, nguy hiểm nhất trong đội ngũ các nhân viên tình báo của quân Đồng minh".
Tuy vậy, một tại nạn trong một cuộc đi săn ở Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến bà phải cưa mất một chân. Tưởng như tại nạn này sẽ khiến bà suy sụp tinh thần, nhưng bà đã đứng vững bằng một chân còn lại. Bà trúng tuyển vào trường Đại học Harvard danh giá.
Đúng với tính cách năng động và hướng ngoại, bà không chịu ngồi yên một chỗ. Sau thời gian ngắn, bà lại chuyển sang Đại học Columbia, rồi học khoa học chính trị ở Đại học Sorbonne (Pháp) và Đại học Cosularakademic (Áo).
Nữ điệp viên nguy hiểm nhất. |
Đi nhiều nơi, thích khám phá và học hỏi đã giúp bà trở thành một chuyên gia ngôn ngữ với khả năng thành thạo tiếng Anh, Đức, Pháp... Điều giúp ích cho công việc tình báo sau này của bà.
Bà mong muốn được làm việc tại Bộ ngoại giao của Mỹ nhưng thật trớ trêu thay, khuyết tật một chân của bà đã khiến bà bị từ chối.
Thế chiến 2 nổ ra, Phát xít Đức tàn bạo đã bành trướng thế lực khắp châu Âu, người Mỹ không thể khoanh tay đứng nhìn khi bị lôi kéo tham chiến sau sự kiện Phát xít Nhật tấn công Trân Châu Cảng.
Bà đã tình nguyện tham gia lái xe cứu thương ở Pháp, một công việc đầy nguy hiểm khi thường xuyên phải đi tới chiến trường ác liệt. Người phụ nữ mạnh mẽ ấy đã không sợ khó khăn gian khổ để đóng góp sức mình vào cuộc chiến chống Phát xít tàn bạo.
Khi Pháp đầu hàng Đức năm 1940, bà chứng kiến sự tàn bạo mà Phát xít Đức gây ra, từ đó bà quyết tâm cống hiến cả quãng đời còn lại cho việc chống lại sự tàn bạo.
Bà chuyển tới Anh làm việc tại Tùy viên Quân sự Mỹ tại Anh, nhưng 1 năm sau đó bà lọt vào tầm ngắm của Cơ quan tình báo Anh SOE vì khả năng ngoại ngữ và bản lĩnh kiên cường, trí tuệ nhạy bén của mình.
Đây là tổ chức lập ra nhằm đào tạo những điệp viên có bản lĩnh và năng lực vượt trội để có thể xâm nhập vào sâu lòng địch. Bà đã nhanh chóng hoàn thành đợt huấn luyện và quay trở lại Pháp hoạt động dưới vỏ bọc phóng viên.
Bản lĩnh và trí tuệ trong lòng địch
Nữ điệp viên vĩ đại nhất nước Mỹ. |
Bà tham gia các hoạt động ngầm với hàng loạt mật danh khác nhau như Marie, Philomene, Le Contre, Germaine… Tuy nhiên, đặc vụ phát xít Gestapo khét tiếng của Đức đã có được thông tin chỉ điểm về bà.
Bà nhanh chóng rơi vào tầm ngắm của phe Phát xít và nằm ở đầu danh sách truy nã, có cả một chiến dịch quy mô để lùng bắt và lấy mạng bà như tuyên bố của Gestapo: "Sẵn sàng đổi mọi thứ để tóm được "con sói cái" Virginia".
Bà phải rất khó khăn mới có thể thoát được sự truy lùng ở Pháp và tới London. Tại đây, bà được SOE chào đón như nữ anh hùng, bà lại tiếp tục vỏ bọc phóng viên để tới Tây Ban Nha hoạt động. Sau thời gian tạm lắng, bà lại muốn quay trở lại Pháp.
Bản lĩnh và trí tuệ đã giúp bà thoát khỏi sự truy lùng ráo riết ngay trong lòng địch. Những đóng góp lặng lẽ trong việc nghiên cứu, xác định địa điểm đổ bộ, vẽ bản đồ... Bà đã giúp quân Đồng minh có thể thuận lợi tổ chức tấn công và giải phóng nước Pháp.
Không dừng lại ở đó, bà còn tới Áo và phá hủy đường dây liên lạc, giao thông của địch, cũng với các đồng nghiệp, bà đã bắt sống và tiêu diệt hàng trăm tên địch.
Những đóng góp ấy đã giúp bà trở thành người phụ nữ duy nhất được phong tặng danh hiệu chữ Thập trong Thế chiến II.
Kết thúc cuộc chiến đẫm máu với sự thắng lợi của phe Đồng Minh, bà quay lại Mỹ gia nhập CIG và nghỉ hưu năm 1966, sau đó qua đời ở tuổi 76.
Tuy là một người sinh ra và lớn lên ra ở Mỹ, thế nhưng những đóng góp to lớn cho phe Đồng minh, bà được chính phủ Anh và Pháp truy tặng huân chương. Trở thành nữ anh hùng của phe Đồng minh.