Cung điện Drottningholm ở Stockholm, Thụy Điển: Cung điện Hoàng gia Drottningholm có 600 phòng, là nơi ở thường xuyên của Hoàng gia Thụy Điển kể từ năm 1981.
Cung điện hoàng gia này có chứa 5 bảo tàng và Nhà hát. Các phòng phía nam được dành riêng cho gia đình hoàng gia, phần còn lại của lâu đài mở cửa cho du khách tham quan.
Cung điện Amalienborg, Copenhagen, Đan Mạch: Cung điện này gồm 4 tòa giống nhau được xây dựng theo phong cách kiến trúc Rococo. Quảng trường nằm giữa 4 tòa lâu đài được coi là trung tâm thủ đô Đan Mạch và là biểu tượng du lịch của thành phố.
Hiện một tòa nhà được dành cho Nữ hoàng Margrethe II, một tòa nhà là nơi ở của gia đình Thái tử Frederick và 2 tòa nhà được dùng như viện bảo tàng, mở cửa cho du khách tham quan.
Cung điện Hoàng tử ở Monaco: Hoàng tử Monaco Albert II và vợ- Công nương Charlene cùng các con sống trong Cung điện Hoàng tử. Tòa lâu đài được xây dựng như một pháo đài vào năm 1162.
Cung điện Hoàng gia ở Madrid, Tây Ban Nha: Cung điện 3.000 phòng này vốn là nơi ở chính thức của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia, nhưng chủ yếu được họ sử dụng để làm việc và đón tiếp khách. Hiện, gia đình hoàng gia Tây Ban Nha chủ yếu sống ở Cung điện Zarzuela.
Cung điện Hoàng gia ở Oslo, Na Uy: Đây là nơi ở chính thức và văn phòng chính của gia đình hoàng gia kể từ khi Vua Oscar I chuyển đến đó vào năm 1849. Nơi đây có 173 phòng, có mở cửa một phần cho công chúng trong những tháng mùa hè.
Cung điện Hoàng gia ở Tokyo, Nhật Bản: Các Nhật hoàng đã sống trong Hoàng cung ở Tokyo từ năm 1868. Khuôn viên của Cung điện Hoàng gia trải dài 1,3 dặm vuông. Cung điện chỉ mở cửa cho công chúng hai lần một năm để chúc mừng năm mới vào ngày 2/1 và sinh nhật của Nhật hoàng.
Cung điện Hoàng gia Brussels, Bỉ: Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Bỉ sử dụng Cung điện Hoàng gia Brussels để thực hiện các nhiệm vụ chính thức nhưng họ sống trong Lâu đài Hoàng gia Laeken toàn thời gian.
Cung điện Hoàng gia ở Phnom Penh, Campuchia: Cung điện Hoàng gia của Campuchia được xây dựng vào năm 1866 bởi Preah Bat Norodom. Chủ nhân hiện tại của cung điện là Vua Norodom Sihamoni. Chỉ có Phòng ngai vàng của cung điện là mở cửa cho công chúng. Ảnh: IT.
Theo Thảo Nguyên (Kienthuc.net.vn)