NIFC-CA - "Lá chắn thép" của Mỹ khiến Nga khiếp vía

11/10/2016 09:03:00

NIFC-CA được coi là tổ hợp đánh chặn tối tân nhất hiện nay, nó kết hợp giữa hệ thống tác chiến Aegis Baseline 9.0, mạng cảm biến thời gian thực CEC, máy bay E-2D và tên lửa SM-6.

NIFC-CA được coi là tổ hợp đánh chặn tối tân nhất hiện nay, nó kết hợp giữa hệ thống tác chiến Aegis Baseline 9.0, mạng cảm biến thời gian thực CEC, máy bay E-2D và tên lửa SM-6.

Nhờ sự kết hợp này, hệ thống NIFC-CA sẽ vô hiệu hóa bất cứ mục tiêu nguy hiểm nào ngay từ phía chân trời, với cự ly đánh chặn lên tới 460 km. Đây được coi là cuộc cách mạng trong chiến thuật phòng thủ tích cực của Hải quân Mỹ.

NIFC-CA - Lá chắn thép của Mỹ khiến Nga khiếp vía - Ảnh 2.

NIFC-CA tích hợp với hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Baseline 9.0 (phiên bản tối tân nhất hiện nay), nó sẽ nhận diện mục tiêu từ vệ tinh quân sự, radar mảng pha điện tử AN/SPY-1 và các tên lửa đánh chặn SM-6.

NIFC-CA - Lá chắn thép của Mỹ khiến Nga khiếp vía - Ảnh 3.

CEC là một mạng lưới cảm biến tích hợp điều khiển hỏa lực, tác dụng cải thiện tính năng của lực lượng phòng không trong không gian bằng cách kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau trên các đơn vị CEC để xử lý thành một dữ liệu chuẩn thống nhất, giúp hệ thống đánh chặn không bị lệch thời gian trong tính toán tiêu diệt mục tiêu.

Máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không E-2D Advanced Hawkeye được coi là mắt thần của Hải quân Hoa Kỳ, bất kỳ mục tiêu nào cũng khó thoát khỏi tầm kiểm soát của nó. E-2D phát hiện được đối tượng cỡ nhỏ trên mặt đất và mặt biển ở khoảng cách tương đối xa, tại khu vực ven biển và trong môi trường phức tạp trên đất liền.

NIFC-CA - Lá chắn thép của Mỹ khiến Nga khiếp vía - Ảnh 5.

SM-6 là tên lửa đánh chặn mới nhất của Mỹ, nó có trọng lượng 1,5 tấn; chiều dài 6,6 m; đường kính, 0,5 m; trang bị đầu đạn nặng 64 kg; vận tốc tối đa Mach 3,5; trần bay 35 km, cự ly đánh chặn 240 - 460 km, đơn giá khoảng 4 triệu USD/quả.

NIFC-CA - Lá chắn thép của Mỹ khiến Nga khiếp vía - Ảnh 6.

Hệ thống Kiểm soát Hỏa lực - Phòng không Tích hợp (NIFC-CA) đang được lắp đặt trên một số nhỏ tuần dương hạm Ticonderoga và khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Những thử nghiệm cuối cùng cho thấy chúng đã vượt quá cả mong đợi của Quân đội Mỹ.

NIFC-CA - Lá chắn thép của Mỹ khiến Nga khiếp vía - Ảnh 7.

Trong cuộc thử nghiệm Hệ thống NIFC-CA hôm 22/9 ở mũi Mugu, California, tàu Princeton đã xử lý thành công dữ liệu truyền về từ một cảm biến trên không và phóng tên lửa tầm xa SM-6 tiêu diệt mục tiêu ngoài đường chân trời.

NIFC-CA - Lá chắn thép của Mỹ khiến Nga khiếp vía - Ảnh 8.

Cuộc thử nghiệm cũng đã chứng tỏ hiệu quả của NIFC-CA trong khái niệm chuỗi tiêu diệt trên biển. Tên lửa SM-6 ngày càng chứng tỏ sự hoàn hảo của mình khi liên tiếp phá vỡ cự ly đánh chặn được thiết lập trong các cuộc kiểm tra trước đó.

NIFC-CA - Lá chắn thép của Mỹ khiến Nga khiếp vía - Ảnh 9.

"NIFC-CA là yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với Hải quân Mỹ, vì nó gia tăng phạm vi phát hiện, phân tích và đánh chặn mục tiêu trên biển", Chuẩn đô đốc Jon Hill, phụ trách chương trình Các hệ thống Tác chiến Tích hợp, cho biết. "Cuộc thử nghiệm này là một thành công lớn, sẽ định hình tương lai chiến tranh trên biển".

NIFC-CA - Lá chắn thép của Mỹ khiến Nga khiếp vía - Ảnh 10.

Quan sát NIFC-CA, Nga hoàn toàn có lý do để mơ ước vì hiện tại họ không có một hệ thống nào tương tự, và họ cũng phải lo lắng việc các vũ khí tấn công của mình sẽ bị NIFC-CA vô hiệu hóa. Điều đó sẽ dẫn tới mất cán cân trong lĩnh vực quân sự vốn đã được thiết lập để duy trì sự ổn định.

Theo Việt Hùng (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)

Nổi bật