Khi Tokyo quyết định triển khai hệ thống Aegis trên đất liền vì THAAD đắt đỏ và không hiệu quả, khiến Seoul như ngậm bồ hòn...
Việc chính phủ Nhật quyết định chọn hệ thống Aegis trên cạn thay vì THAAD như kế hoạch, để tăng cường sức mạnh phòng thủ cho Nhật Bản, theo báo Asahi Shimbun ngày 23/6 đăng tải, đã cho thấy tham vọng sở hữu tên lửa tầm xa của Tokyo.
Song ở một khía cạnh khác, thì việc Tokyo "chọn Aegis, gạt THAAD" lại là một nhát khứa với Seoul, đồng thời làm gia tăng sự thất vọng của người dân xứ Nam Hàn đối với người đồng minh lớn có trách nhiệm bảo đảm an ninh cho xứ sở kim chi.
THAAD (Terminal High Altitude Area Defense) là hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối. Đây là hệ thống tên lửa được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.
Nó cũng có khả năng nhất định trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Tokyo chọn Aegis trên cạn thay cho THAAD khiến Seoul ngậm bồ hòn |
Hệ thống THAAD lắp đặt tại Hàn Quốc được thiết kế để đánh chặn những tên lửa đạn đạo ở tầm cao. Hệ thống phòng không tinh vi của Mỹ với hệ thống radar được cho là có thể phát hiện những vật thể ở khoảng cách đến 2.000km.
Dựa vào những ưu điểm, lợi điểm của THAAD trong việc bảo vệ an ninh cho đất nước, an toàn cho cuộc sống của người dân, chính quyền cựu Tổng thống Park Geun-hee đã bật đèn xanh cho Washington triển khai hệ thống THAAD tại xứ Nam Hàn.
Tuy nhiên, ngày 17/5/2017, Nghị sĩ Woo Won-shik, người đứng đầu nhóm Nghị sĩ của đảng Dân chủ cầm quyền tại Quốc hội Hàn Quốc, đã nêu khả năng gửi trả hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) về cho Mỹ.
Ông Woo Won-shik cho biết việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc cần phải được Quốc hội nước này thông qua.
“Chúng ta cần phải xem xét mọi vấn đề, kể cả khả năng gửi trả THAAD nếu việc này chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý tại Hàn Quốc”, theo Yonhap.
Vậy nhưng ngày 31/5 thì 4 bệ phóng còn lại của hệ thống THAAD đã được đưa vào Hàn Quốc, sự việc này đã khiến cho Tổng thống Moon Jae-in phải nổi nóng và ra lệnh cho Bộ Quốc phòng Hàn Quốc điều tra về vụ việc, theo Reuters.
Cho dù kết quả điều tra cho thấy Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã không báo cáo đầy đủ sự việc cho Nhà Xanh và Lầu Năm Góc thì cho rằng mình hoàn toàn minh bạch trong công việc, song không thể phủ nhận Washington đã quá vội vã trong việc cố gắng hoàn tất lắp đặt THAAD.
Tiếp đến ngày 8/6, Tổng thống Moon Jae-in được cho là đã quyết định tạm hoãn kế hoạch triển khai hệ thống THAAD của Mỹ trên lãnh thổ nước này, với lý do cần đánh giá đầy đủ tác động của THAAD đối với môi trường, trước khi có quyết định tiếp theo.
Thì ngay sau đó, ngày 18/6, một nhóm 18 thượng nghị sĩ Mỹ, do hai Thượng nghị sĩ Cory Gardner và Bob Menendez đứng đầu, đã có thư gửi Tổng thống Donal Trump, trong đó yêu cầu Nhà Trắng “khẳng định lại quan hệ đồng minh bền chặt Mỹ - Hàn Quốc, cũng như cam kết thực hiện nghĩa vụ trong Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ- Hàn”.
|
Nếu Seoul trả 1 tỷ cho Washington về THAAD thì đúng là mua đắt mà không sắt ra miếng |
Những nhà chính trị Mỹ cho biết Washington muốn "gây áp lực tối đa” với Bình Nhưỡng, song lại nhấn mạnh “Tổng thống Moon Jae-in nên tìm kiếm một giải pháp để đẩy nhanh tiến trình triển khai và rà soát các thủ tục đang cản trở việc triển khai hệ thống THAAD tại Hàn Quốc”.
Để trấn an Seoul, trong bức thư, các nghị sĩ Mỹ đã khẳng định : “Việc triển khai THAAD là quyết định của đồng minh nhằm bảo vệ binh lính Mỹ và hàng triệu người Hàn Quốc, không hề đe dọa tới an ninh của các quốc gia láng giềng”.
Những diễn biến đó cho thấy, dường như Washington rất quyết tâm thúc đẩy việc hoàn tất lắp đặt THAAD càng sớm càng tốt và điều đó khiến giới phân tích đặt câu hỏi : Phải chăng phía sau sự vội vã của Washington có điều gì bất ổn?
Tuy nhiên, khi chính phủ Nhật Bản quyết định triển khai hệ thống Aegis trên đất liền thay vì THAAD như kế hoạch đã định, mà nguyên nhân là do sự đắt đỏ và tính hiệu quả của THAAD không được đánh giá cao, thì dường như câu hỏi đã có câu trả lời.
Vậy mà Tổng thống Trump đã từng yêu cầu chính phủ Hàn Quốc phải trả 1 tỷ USD cho việc lắp đặt THAAD.
Nếu Seoul đồng ý thanh toán thì có phải, với việc cho Mỹ lặp đặt THAAD, rõ ràng Hàn Quốc đã bị ép phải “mua đắt mà xắt không ra miếng”!
Seoul rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan với THAAD
Khi Tokyo có động thái ngay trong tháng 7/2017 sẽ quyết định hệ thống Aegis trên đất liền chính thức trở thành hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Nhật Bản (BMD), thì người ta càng nhận thấy rõ hơn lý do của việc Seoul tìm mọi cách để THAAD chưa thể hoàn tất.
Song mọi việc đã không còn dễ dàng với chính phủ Hàn Quốc khi mọi việc đã dang dở và hiện tại Seoul đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan với THAAD.
|
Tổng thống Moon Jae-in muốn đá quả bóng THAAD cho công chúng song Washington đã hoá giải ý định này |
Dù lãnh đạo đảng Dân chủ cầm quyền kêu gọi ngừng lắp đặt THAAD để hoàn tất thủ tục pháp lý, mà trong trường hợp này là phải được Quốc hội Hàn Quốc chấp thuận, song khả năng trả lại THAAD cho Mỹ là rất nhỏ nhoi, thậm chí là không thể.
Khi Tổng thống Moon Jae-in nêu vấn đề dừng hoàn tất việc lắp đặt THAAD để đánh giá tác động với môi trường, nghĩa là người đứng đầu Nhà Xanh muốn đá quả bong về phía công chúng xứ Nam Hàn, nhưng sự việc không hể đơn giản, mà trong thư của những nhà lập pháp Mỹ đã cho thấy rõ điều đó.
Khi Seoul lấy lý do lắp đặt THAAD đã khiến Hàn Quốc phải gánh chịu thiệt hại quá lớn khi Trung Quốc có hành động trả đũa bằng các biện pháp trừng phạt đối với các thực thể kinh tế Hàn Quốc đang hoạt động tại Trung Quốc, để trì hoãn hoàn tất THAAD.
Bởi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Hàn Quốc với gần 30% hàng xuất khẩu vào thị trường này, lợi ích kinh tế từ Trung Quốc chiếm tới gấn 15% GDP của Hàn Quốc, khi Bắc Kinh gây ra những bất lợi vì THAAD, khiến kinh tế Hàn Quốc bị thiệt hại rất lớn.
Nhưng các nghị sĩ Mỹ đã khẳng định Mỹ lên án động thái trả đũa của Trung Quốc với việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc, đồng thời nhấn mạnh Washington mong muốn thực hiện Hiệp định thương mại tự do Mỹ - Hàn và tăng cường hợp tác kinh tế song phương. Nghĩa là thiệt hại của Hàn Quốc sẽ được Mỹ bù đắp và chia sẻ.
|
Washington luôn khiến Seoul không thể "buông hội, rời thuyền", dù phải ngậm quả đắng của họ |
Khi Seoul lấy lý do việc lắp đặt THAAD khiến mong muốn cùng Bình Nhưỡng giải quyết bất ổn trên bán đảo Triều Tiên có một rào cản rất lớn, bởi Bình Nhưỡng đã lên án Washington và Seoul về THAAD và không loại trừ khả năng Kim Jong-un sẽ chĩa hướng tên lửa về Nam Hàn.
Điều đó cho thấy việc THAAD hiện diện tại xứ Nam Hàn đã trở thành cơ hội cho Bình Nhưỡng dồn ép Seoul theo những toan tính riêng của họ - là đưa vào thế bị động, thậm chí phải nhượng bộ, từ đó khiến Seoul cần phải tính toán lại việc hoàn tất lắp đặt THAAD.
Tuy nhiên, thông điệp từ những nhà lập pháp Mỹ đã khẳng định Washington đang “gây áp lực tối đa với Bình Nhưỡng”, vậy thì người Mỹ cho thấy họ luôn cùng hội cùng thuyền với người dân xứ Nam Hàn, làm sao Seoul có thể "buông hội, rời thuyền" được.
Rõ ràng, mọi nghi ngại của Seoul về việc lắp đặt THAAD đều được Washington hoá giải, chia sẻ, khiến Seoul muốn làm khác với THAAD cũng không thể được, đành ngậm bổ hòn làm ngọt và ngậm ngùi nhìn Tokyo từng bước triển khai Aegis cùng Washington.
Theo Ngọc Việt (Đất Việt)