Theo Yomiuri, ông Abe sẽ công bố kế hoạch ban hành tình trạng khẩn cấp trong ngày 06/04, và hãng thông tấn Kyodo đưa tin những biện pháp mới sẽ được ám dụng từ ngày 08/04.
Tình hình dịch bệnh diễn biến đặc biệt phức tạp, nhất là tại thủ đô Tokyo, nơi đã ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm, khiến chính phủ Nhật Bản chịu sức ép về việc đưa ra những biện pháp phòng chống mới.
Cuối tuần trước, thị trưởng Tokyo Yuriko Koike cảnh báo việc xuất hiện ngày càng nhiều ca nhiễm không thể lần dấu vết, và nói rằng bà ủng hộ ban hành tình trạng khẩn cấp để có thể kêu gọi người dân nghiêm túc chấp hành các biện pháp cách ly xã hội.
Theo đạo luật mới được sửa đổi hồi tháng 03, thủ tướng Nhật Bản có thể ban hành tình trạng khẩn cấp đối với dịch bệnh "gây nguy cơ nghiêm trọng" tới tính mạng của người dân, và nếu dịch bệnh lây lan nhanh gây ra hậu qủa lớn về kinh tế.
Tuy vậy, phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga hôm 06/04 nói quyết định vẫn chưa được đưa ra.
Việc ban hành tình trạng khẩn cấp sẽ giúc thống đốc ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh có cơ sở pháp lý để kêu gọi người dân ở nhà và các doanh nghiệp đóng cửa, nhưng Nhật Bản không có các biện pháp phong tỏa như ở một số nước khác.
Người dân không bị phạt nếu không làm theo kêu gọi, và việc thực thi các biện pháp cách ly sẽ dựa trên sự tôn trọng của người dân với nhà chức trách.
Theo tờ Yomiuri, ngoài việc ban hành tình trạng khẩn cấp tại vùng đô thị Tokyo, và có thể ở hai tỉnh Osaka và Hyogo.
Nhật Bản đã ghi nhận hơn 3.500 ca nhiễm Covid-19 và 85 trường hợp tử vong, theo NHK. Tuy vậy, các chuyên gia lo ngại rằng việc số ca bệnh tiếp tục tăng cao sẽ khiến hệ thống y tế tại nước này bị quá tải, khiến các bệnh nhân không được điều trị kịp thời.
Đan Anh (Nguoiduatin.vn)